Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588
kyniem80nam

Bài 2: Những quyết định chiến lược xoay chuyển tình thế

In bài viết
Bài 2: Những quyết định chiến lược xoay chuyển tình thế

(Chinhphu.vn) – Để có thể cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta đưa ra nhiều quyết định mang tính chiến lược để thay đổi, chuyển hướng, đáp ứng một cách linh hoạt với dịch COVID-19 đợt thứ 4- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Mục lục bài viết

902


Chiều tối 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tâm dịch Bắc Ninh kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc. Tại tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, con số ca mắc cũng như tỷ lệ nhiễm và con số tử vong đã giảm sâu. Tình hình dịch bệnh của các tỉnh nằm trong khu vực giãn cách có diễn biến tích cực. Đối với 40 tỉnh, thành phố khác có các ca nhiễm, đã được kịp thời xử lý, khoanh vùng dập dịch nhanh chóng.

Nhìn lại toàn bộ công tác phòng chống dịch thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết có 5 quyết định mang tính cân não được đưa ra.

Quyết định đầu tiên là phong tỏa toàn bộ vùng có dịch tại các khu công nghiệp của Bắc Giang, Bắc Ninh, xét nghiệm tầm soát trên diện rộng, xét nghiệm nhiều vòng và lặp lại. Đây là bài học thành công nhất của Bắc Giang và Bắc Ninh trong thời điểm đó. Nếu chúng ta không thực hiện như vậy trong thời điểm đó thì tình hình sẽ rơi vào trạng thái rất căng thẳng, nghiêm trọng.

Bài học thành công này dựa trên cơ sở thực tiễn rất đúng đắn. Khi đó, trên cơ sở phân tích về mặt dịch tễ học, sau khi trao đổi rất kỹ, chúng ta quyết định phải dùng test nhanh kháng nguyên nhiều vòng để bóc tách F0 đi cách ly, chăm sóc, điều trị phù hợp, không để tiếp tục lây lan ra cộng đồng. Nguyên lý của bệnh truyền nhiễm là cách ly nguồn truyền nhiễm và muốn cách ly thì phải xét nghiệm để phát hiện nguồn lây. Có ý kiến cho rằng, chỉ cần xét nghiệm người có triệu chứng, tuy nhiên, có đến 80% số ca nhiễm không có triệu chứng, nếu bỏ sót thì nguy cơ lây lan cộng đồng là rất lớn. Lúc đó, chúng ta đã triển khai cùng các biện pháp an sinh xã hội, lập bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực. Bắc Ninh, Bắc Giang là bài học điển hình của đợt dịch thứ 4, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc.

Quyết định thứ 2 là khi Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia quyết định giãn cách hàng chục tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đi cùng với đó, chúng ta phải chuẩn bị tất cả kịch bản từ vấn đề về an sinh xã hội, đi lại, sản xuất kinh doanh, an ninh an toàn, tất cả về sinh kế của người dân. Chúng ta đã quyết định đúng đắn, sáng suốt trong thời điểm đó, nâng từng bước một, khi thấy không có khả năng kiểm soát do diễn biến dịch quá nhanh trong thời gian ngắn trên địa bàn hẹp, ngay lập tức, chúng ta đưa ra quyết định giãn cách tại 20 tỉnh, thành phố. “Nhờ vậy, chúng ta mới kiểm soát được tình khu vực phía Nam. Quyết định đó đã góp ngăn chặn nhiều trường hợp nhiễm và tử vong trong khu vực này”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.

Quyết định thứ 3 cũng cần phải được quan tâm và phân tích sâu hơn, đó là điều động nguồn nhân lực, huy động một cách tổng lực. Gần 300 ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ, công an, quân đội… đã được huy động cho TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương là điểm nóng về dịch bệnh.

Thủ tướng quyết định điều nhân lực từ 12 địa phương về Hà Nội để tiến hành chiến dịch thần tốc xét nghiệm, chiến dịch tiêm chủng vaccine cho nhân dân Thủ đô. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn vì lực lượng tại chỗ không thể bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch. Nguyên tắc cơ bản là xét nghiệm phải nhanh hơn quá trình lây lan của dịch bệnh.

Quyết định thứ 4 là chuyển hướng chiến lược, kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt và phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện, xác định xã phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong hoạt động phòng chống dịch, thiết lập những trạm y tế lưu động, điều động quân y vào khu vực phía Nam. Bên cạnh đó là xét nghiệm thần tốc, để phát hiện các trường hợp nhiễm, cách ly nguồn lây nghiệm, từ đó chăm sóc, điều trị sớm, hạn chế lây nhiễm và tử vong. Đây cũng là quyết định mang tính chiến lược và hợp lý.

Quyết định thứ 5 là việc thực hiện chiến lược vaccine rất quyết liệt. Xung quanh thực hiện chiến lược này, chúng ta đã vượt qua những rào cản rất phức tạp, nhờ có Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. “Chúng ta rất công khai minh bạch. Vấn đề mua sắm vaccine cũng được quan tâm để bảo đảm tiêm chủng bao phủ ngày càng rộng. Tuy nhiên, cần làm rõ thông tin để tránh tư tưởng phân biệt nguồn vaccine từ các nước khác nhau”, Bộ trưởng nói.

Phường 17, quận Gò Vấp trao thuốc điều trị cho gia đình có người mắc COVID-19  điều trị tại nhà. Ảnh: VGP

Chọn phương án ít rủi ro nhất

Dẫn lời Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên rằng “phải trong cuộc mới thấm, mới hiểu hết gian khó”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: Tất cả đường hướng, chiến lược được đưa ra đúng thời điểm, kịp thời, phát huy hiệu quả và đặc biệt là rất linh hoạt, điều chỉnh trong thực hiện. Ví dụ: Cùng một mô hình cách ly tại gia đình, cộng đồng, nhưng có địa phương làm, có địa phương không làm, căn cứ vào năng lực y tế của từng nơi. Hà Nội đến nay vẫn cách ly F1 và F0 tại bệnh viện vì năng lực và dư địa y tế vẫn đáp ứng được. Mặt khác, đối với địa phương như TP. Hồ Chí Minh thì áp dụng điều trị tại cộng đồng, dù chấp nhận có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Trong những rủi ro, chúng ta chọn phương án ít rủi ro nhất.

“Chúng tôi khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ, ngành đã đồng tâm, hiệp sức để giải quyết các vấn đề, thách thức. Ví dụ như vấn đề xét nghiệm y tế, Việt Nam đã học tập kinh nghiệm của các nước. Nước Mỹ có tổng kết: “Xét nghiệm trên diện rộng là cốt lõi, cơ bản để đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường””, Bộ trưởng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, có những tư tưởng, quan điểm nói rằng tại sao phải cố như vậy, tại sao phải cách ly, khoanh vùng, dập dịch…? Thực tế, không phải một mình nước ta theo đuổi chiến lược “Zero COVID-19”, tất cả các nước trong giai đoạn đầu đều theo đuổi việc này, chỉ có vài nước theo chiến dịch miễn dịch bầy đàn (miễn dịch tự nhiên). Bộ trưởng Y tế phân tích, làm rõ thêm một số nội dung xung quanh vấn đề này.

Thứ nhất, về mặt khoa học, không ai miễn nhiễm virus này, từ trẻ sơ sinh cho đến người già đều có thể bị mắc.

Thứ hai, hệ thống y tế của chúng ta có đủ đáp ứng khi ca nhiễm tăng nhanh không? Thực tế là không và điều này được chứng minh tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là điều rất rõ ràng, cụ thể.

Tiếp theo, chúng ta có chấp nhận thương vong không? Đối với văn hoá, truyền thống, đạo đức của đất nước, chúng ta không chấp nhận điều này. Sức khỏe và tính mạng người dân là quan trọng nhất.

“Điều quan trọng là khi phủ được vaccine mới chuyển đổi chiến lược. Không phải chúng ta cứng nhắc trong vấn đề điều chỉnh, nhưng phải tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của đất nước chúng ta, phải có bước đi chắc chắn, hiệu quả. Mục tiêu mà chúng ta đặt lên trên hết, trước hết là sức khoẻ, tính mạng của người dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhìn về thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định dịch bệnh không thể kết thúc trong năm nay và sang năm, có thể kéo dài, không ai lường trước hết các biến thể. Vì vậy, Bộ đã xây dựng hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo các quốc gia trên thế giới, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, các ngà nghiên cứu, các bác sĩ; trao đổi, thảo luận, tranh luận thẳng thắn, dân chủ để tìm ra hướng đi đúng.

Hướng dẫn được xây dựng với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Ngày 22/9, đến thăm và làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ chỉ trong thời gian ngắn, nhờ tích cực điều trị, tới thời điểm này, có thể nói chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm, khi số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống. Ảnh: VGP

Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người từng lăn lộn nhiều ngày tháng tại các “chiến trường” Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh… chia sẻ: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới tổn thất lớn như vậy tại TP. Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi chúng ta chuyển chiến lược lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công để cho đến hôm nay, chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm”.

Thứ trưởng phân tích: Đặc tính của của biến chủng Delta rất nguy hiểm, trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam nói chung và của một số địa phương trong giai đoạn đầu rất khó khăn, không đủ nhân lực. Thực hiện giãn cách xã hội ở một số địa phương chưa nghiêm túc, những khu vực nhỏ hẹp nhưng tập trung đông dân cư, những khu công nhân nhà trọ trong thời kỳ đầu của dịch chưa thực sự nghiêm cho nên giao tiếp vẫn còn thường xuyên xảy ra. Đây là nguồn lây nhiễm hết sức lớn

Trong giai đoạn đó, vaccine thiếu và khan hiếm, chưa đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Chính vì thế, chiến lược xét nghiệm của chúng ta hết sức phù hợp và hợp lý trong thời gian vừa qua. Chúng ta thực hiện chiến dịch quét nhanh, mạnh, rộng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tiến độ đi trước sự lây lan của virus. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… cũng áp dụng xét nghiệm hiệu quả để thời gian giãn cách giảm xuống, có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội.

Những tuần gần đây, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Nam đã xét nghiệm trên tinh thần quyết liệt thần tốc, đã sử dụng lượng lớn test kit, xét nghiệm lặp đi lặp lại ở các vùng, đặc biệt là “vùng đỏ”, “vùng cam” và đạt được hiệu quả quý giá. TP. Hồ Chí Minh từ cuối tháng 8, tỷ lệ mắc trên người xét nghiệm là 3,6%,  đến ngày 30/9 là 0,2%. Điều này cho thấy hiệu quả rất lớn, đúng như chỉ đạo của Thủ tướng là: Chúng ta sử dụng một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất cả triệu đồng chống dịch, mất mát về con người, mất mát về kinh tế; phòng, chống dịch bệnh để giảm thấp nhất người mắc bệnh, giảm thấp nhất số ca tử vong.

(Còn nữa)

Nhóm PV

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
05-10-2021

Đánh giá

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 3
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 33
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 19
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 22
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 20

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 3
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 33
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 19
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 22
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 20

Lượt truy cập
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 66
Trong tuần: 429
Lượt truy cập: 463122

Loading...
Lên đầu trang