Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588
kyniem80nam

Bước đi quyết đoán của ông Putin với Liên bang Nga

In bài viết
Bước đi quyết đoán của ông Putin với Liên bang Nga

(Quan hệ quốc tế) - Nga đang từ bỏ mô hình áp đặt của CNTB tự do và đang chuyển sang mô hình, vốn đã mang lại kết quả cho cả Đế quốc Nga và Liên Xô?

Mục lục bài viết

476

 

Buoc di quyet doan cua ong Putin voi Lien bang Nga

Trong “Chiến lược an ninh quốc gia Nga” được cập nhật năm 2021 mà Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn vào ngày 3/7/2021 có đoạn nói về “chủ nghĩa toàn cầu hóa” rằng: Những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa mong muốn việc các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ hạn chế vai trò của các quốc gia.

Dĩ nhiên điều này sẽ khiến cho các quốc gia bị các tập đoàn xuyên quốc gia lũng đoạn không chỉ kinh tế mà cả chính trị dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống an ninh toàn cầu.

Cũng cần nhắc lại, Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu những gã truyền thông khổng lồ nước ngoài phải đặt, mở, các cơ quan đại diện pháp lý của mình tại Nga và phải tuân thủ luật pháp Nga nếu như muốn làm việc tại thị trường Nga. Nếu không thì Nga không chào đón…

Có thể nói đây là một sự thách thức trực tiếp của Matxcova với những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa với các tập đoàn xuyên quốc gia của họ.

 

Nanh vuốt của “chủ nghĩa toàn cầu hóa”…

Bất chấp việc Tổng thống Vladimir Putin đã xoay sở để giành lấy nước Nga khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa toàn cầu về chính trị (2003-2012) và địa chính trị (2007-2014), về kinh tế, LB Nga vẫn phải hội nhập kinh tế vào các cấu trúc toàn cầu, còn xin vào cả WTO…

 

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga lại sáp nhập Crimea, coi thường sự đe dọa ​​của phương Tây nhưng đồng thời tuân theo các nghị định của IMF? Dĩ nhiên đối với những người hiểu về hệ thống trật tự thế giới, câu trả lời là hiển nhiên.

Rõ ràng về chính trị, quân sự thì dễ dàng, Nga có thể dễ dàng để có chủ quyền về chính trị, chủ quyền về lãnh thổ, quân sự…nhưng trong một thế giới hội nhập toàn cầu hóa về kinh tế thì giành chủ quyền về kinh tế thì phức tạp và tế nhị hơn rất nhiều.

Chiến lược An ninh Quốc gia, trong đó vạch ra rõ ràng và rõ ràng là đường lối của Nga đối với việc đạt được chủ quyền kinh tế. Trước đây, không có công thức táo bạo nào như vậy.

Theo đó, phải thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Nga, cần thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra một hệ thống tài chính và ngân hàng độc lập, nâng cao hiệu quả quản lý chiến lược phát triển kinh tế Liên bang Nga và sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế…vân vân...

Trong khi đó, hãy xem Tổng thống Nga Putin viết bằng văn bản đơn giản rằng: “lĩnh vực tài chính của chúng ta (như Ngân hàng Trung ương Nga) đang nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây và vấn đề này cần được giải quyết. Nếu không sẽ không thể phát triển kinh tế đất nước thành công”…

 

Nên nhớ rằng mô hình chủ nghĩa toàn cầu hóa TBCN đang áp đặt với Nga từ năm 1990 vẫn đang tồn tại cùng với rất nhiều nhà tài phiệt theo chủ nghĩa tự do như Chubais, Kuzminov…và nước ngoài tạo ra một chuỗi rắn chắc khiến cho loại bỏ nó ngày một ngày hai không đơn giản, dễ dàng.

Chẳng hạn, chính quyền Vladimir Putin đã đấu tranh để hủy bỏ PSA (Thỏa thuận chia sẻ sản xuất), PSA là một thỏa thuận mà theo đó Mỹ đã cướp bóc tài nguyên của Nga từ những năm 90 và đổi lại Yeltsin được cho vay… trong gần 4 năm với sự giúp đỡ của nhiều sửa đổi Luật liên tiếp.

Rồi, Nga phải chuẩn bị gì khi bị phương Tây tập thể cắt SWIFT, phải chuẩn bị gì để loại bỏ petrodollas…Tất cả những hoạt động này không thể xảy ra nhanh gọn mà phải có thời gian trong một kế hoạch, chiến lược có chủ đích của người đứng đầu quốc gia để dần dần thoát ra khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa toàn cầu hóa về kinh tế.

Như vậy, có thể nói, giành chủ quyền về kinh tế trong một mô hình, cấu trúc kinh tế toàn cầu hóa trong khi các tập đoàn kinh tế tài chính khổng lồ đang ra sức bảo vệ là không dễ. Luận điểm của V.Lenin luôn luôn đúng: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”.

Nga đang thoát ra khỏi nanh vuốt

 

Quá trình này chỉ có thể bắt đầu vào năm 2020. Tổng thốgg Vladimir Putin, với phong cách quyết đoán nhanh gọn đặc trưng của mình, lần đầu tiên cố gắng làm suy yếu ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa toàn cầu một cách cẩn thận, như thể tình cờ. Và, khi thấy mọi thứ đều ổn, Putin càng gia tăng áp lực…

Giờ đây nền kinh tế Nga không còn là “trạm xăng” mà Nga trở thành Vua dầu lửa, khí đốt của thế giới; Nga có nhiều vàng và loại bỏ hết đồng dollar ra khỏi dự trữ quốc gia. Quốc hữu hóa 65% ngành công nghiệp dầu mỏ và 95% ngành công nghiệp khí đốt và nhiều ngành công nghiệp khác.

Nhờ cấm vận, Nga đã chuyển đổi cơ cầu nền kinh tế,  hơn 1.500 nhà máy thay thế nhập khẩu đã được mở, chưa kể các ngành công nghiệp khác, trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm... Nga đã trở thành một trong những nước đi đầu về xuất khẩu lương thực, vượt Mỹ trên thị trường thế giới! Năm 2020, Nga lọt vào top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới, vượt qua Đức…

Chuyên gia địa chính trị người Nga là Irina Alksnis đánh giá: “Nga vào thời điểm hiện tại đã tăng tốc hết sức có thể để hình thành một hệ thống tự trị khép kín trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, công nghệ. Không phải theo nghĩa là Nga khép mình lại, mà để, nếu cần, Nga có thể tự túc tự chủ. Nói cách khác, để Nga có thể tồn tại trong bất kỳ khủng hoảng nào ở tầm toàn cầu…”.

Và mục tiêu cuối cùng là Nga giành được chủ quyền đầy đủ kinh tế, chính trị để trở lại hàng ngũ của các cường quốc hàng đầu với thời gian là bao lâu?

Không được biết! Có thể Tổng thống Putin muốn hoàn thành mọi việc vào năm 2024, để sau đó có thể bình tâm chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm. Nhưng nếu nó chưa thành công, thì vẫn còn một phương án dự phòng, cơ sở pháp lý đã được người dân Nga chấp thuận – Nga sẽ tiếp tục hoàn thành nó trong một nhiệm kỳ nữa.

Một số người có thể nói rằng quá trình này diễn ra chậm. Nhưng không. Nếu Putin thành công, quá trình này sẽ chỉ mất một phần tư thế kỷ. Quá trình này là một tiến trình lịch sử, do đó, nó tính theo niên đại lịch sử, vì vậy, điều này có thể nói người Nga đã có những bước đi lịch sử với tốc độ cực nhanh.

Một vấn đè đặt ra ra là, mô hình nền kinh tế mà giành được chủ quyền là gì? Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2021, không có nghe một lời nào của Putin về “thị trường tự do” – một loại hình kinh tế hỗn hợp của tư bản nhà nước, có nghĩa là Nga từ bỏ nó và trở lại mô hình mà vốn từng mang lại kết quả cho Đế quốc Nga và Liên bang Xô Viết.

Lê Ngọc Thống

(Theo Đất Việt)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
08-07-2021

Đánh giá

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 3
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 33
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 19
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 22
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 20

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 3
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 33
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 19
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 22
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 20

Lượt truy cập
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 66
Trong tuần: 429
Lượt truy cập: 463123

Loading...
Lên đầu trang