Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Chuyên gia cảnh báo thách thức từ 'biến chủng nCoV lai'

Chuyên gia cảnh báo thách thức từ 'biến chủng nCoV lai'

(Vnexpress.net) WHO cho hay biến chủng nCoV mới ghi nhận tại Việt Nam không phải chủng lai, nhưng chuyên gia cho rằng đây vẫn là nguy cơ lớn.

Mục lục bài viết

102

"Các biến chủng khác nhau từ cùng loại virus có thể trao đổi vật chất di truyền trong cơ thể vật chủ và tạo ra biến chủng mới lây sang vật chủ khác. Hiện tượng lai hợp ở các chủng virus cúm vẫn xảy ra tự nhiên khi hai biến chủng nhiễm vào cùng một tế bào và trao đổi vật chất di truyền", David Fidler, chuyên gia cấp cao y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) tại Mỹ trả lời VnExpress về biến chủng nCoV có cấu tạo "lai".

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 29/5 thông báo ghi nhận một biến chủng mới bao gồm các đặc tính biến chủng từ Ấn Độ và từ Anh, trên một số bệnh nhân trong đợt dịch đang hoành hành. Bộ Y tế nhận định vòng lây nhiễm ở một số ổ dịch gần đây chỉ 1-2 ngày, tức là sau từng ấy ngày đã có một tầng F nữa nhiễm bệnh. Số ca nhiễm có thể lây theo cấp số nhân.

Điểm tiêm ngừa Covid-19 bằng vaccine của Pfizer-BioNTech tại bang Connecticut, Mỹ vào tháng 4. Ảnh: AP.
 

Điểm tiêm ngừa Covid-19 bằng vaccine của Pfizer-BioNTech tại bang Connecticut, Mỹ vào tháng 4. Ảnh: AP.

Tiến sĩ Kidong Park, trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ngày 3/6 cho biết biến chủng nCoV này không phải chủng lai, mà vẫn thuộc chủng Ấn Độ B.1.617.2. "Biến chủng được phát hiện là Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ), với một số đột biến bổ sung và cần được nghiên cứu thêm. Chúng tôi sẽ theo dõi trong vài tuần tới", tiến sĩ Park nói.

Todd Pollack, chuyên gia bệnh truyền nghiễm tại Đại học Y Havard, cho rằng nhiều đột biến vẫn xuất hiện trong quá trình lây lan của virus và phần lớn không đáng lo ngại trên phương diện lâm sàng. Nếu biến chủng mới có những đặc điểm của một vài biến chủng khác, điều này không nhất thiết đồng nghĩa các biến chủng cũ cùng nhiễm trong một bệnh nhân và sản sinh ra "siêu virus" kết hợp.

Trên góc độ ứng phó, Pollack cảnh báo phương pháp can thiệp phi dược học từng giúp nhiều nước kiểm soát tốt đại dịch có thể gặp khó khăn với những đột biến có tốc độ lây lan mạnh. "Đây là một trong những thách thức lớn nhất Việt Nam từng đối diện từ khi Covid-19 xuất hiện", ông trả lời Washington Post.

Chuyên gia Fidler chia sẻ cùng quan điểm. Tình trạng thiếu vaccine hiệu quả trước biến chủng mới đang buộc một số quốc gia dùng phối hợp một loạt biện pháp can thiệp phi dược học như xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly người nhiễm, cô lập khu vực tiếp xúc người nhiễm, giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và hạn chế hoạt động kinh tế.

Các nước thiếu vaccine hành động quyết liệt hơn với hy vọng nhanh chóng cắt chuỗi lây nhiễm và ngăn chặn xuất hiện thêm đột biến mới. "Mức độ phức tạp, chi phí và áp lực lên hệ thống y tế phát sinh từ phương pháp này khiến nhiều nước chuyển sang chiến lược thậm chí cứng rắn hơn trước, như phong tỏa cả nền kinh tế, nhằm giảm lây lan biến chủng mới từ người sang người", ông nói.

Giới chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo đột biến ở nCoV sẽ khiến làn sóng dịch bệnh ngày một phức tạp, do virus tiến hóa và tìm cách lây lan hiệu quả hơn trong nhóm dân số đã hình thành miễn dịch cộng đồng, dù bằng vaccine hay kháng thể tự nhiên sau khi mắc bệnh. Thế giới đã phát hiện hơn 28.000 đột biến khác nhau của nCoV, trong đó WHO liệt 4 biến chủng vào diện "gây lo ngại" gồm: Alpha B.1.1.7 phát hiện đầu tiên tại Anh, Beta B.1.351 tại Nam Phi, Gamma P.1 tại Brazil và Delta B.617.2 bùng phát ở Ấn Độ.

WHO cũng dự báo nCoV sẽ tiếp tục phát sinh nhiều biến chủng khác trong quá trình lây lan và tiến hóa. Thế giới phát hiện thêm nhiều biến chủng mới một phần do các nước dần nâng cao năng lực giải trình tự bộ gene virus.

Theo Fidler, mức độ nguy hiểm của biến chủng mới phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất là khả năng lây nhiễm và độc tính của virus, tức năng lực nhân bản và điều chỉnh đối phó hệ miễn dịch trong cơ thể vật chủ. Thứ hai, đột biến liệu có giảm hiệu quả phương pháp can thiệp dược học hay không, như vaccine và các loại thuốc điều trị. Cả hai yếu tố này đều cần thêm thời gian làm rõ qua nghiên cứu.

"Ở những nước đã chịu áp lực vì chủng virus gốc và chưa tiếp cận được vaccine, biến chủng nCoV chỉ cần có khả năng truyền nhiễm cao hơn là đủ gây nguy hại vì gánh nặng mà hệ thống y tế lẫn kinh tế phải gánh chịu", ông cảnh báo.

Ấn Độ và Anh là những ví dụ điển hình cho thấy nước có nền kinh tế phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất vaccine vẫn gặp không ít khó khăn khi đối diện với biến chủng mới. B.1.1.7, còn gọi là biến chủng Kent, xuất hiện lần đầu tiên tại phía nam nước Anh cuối năm 2020. Biến chủng này đã tạo ra làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng, buộc chính quyền cho phong tỏa với nhiều cấp độ trong nhiều tháng.

Ở giai đoạn đỉnh dịch vào tháng 1, Anh từng ghi nhận hơn 4.500 ca nhập viện vì Covid-19 trong một ngày. Tại Ấn Độ, biến chủng B.1.617.2 khiến hệ thống y tế vỡ trận vào tháng 4 và tháng 5. Bệnh viện quá tải và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực điều trị người nhiễm nCoV. Giai đoạn đỉnh dịch vào đầu tháng 5 từng ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm trong một ngày.

Hành khách nhập cảnh làm thủ tục kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa.

Hành khách nhập cảnh làm thủ tục kiểm dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa.

Chuyên gia vi sinh học lâm sàng Ravi Gupta, Đại học Cambridge, lo ngại viễn cảnh "những chủng virus siêu đột biến" xuất hiện trong tương lai. Đây là mối quan ngại chung của thế giới.

Thực tế là virus luôn tiến hóa để lây lan dễ dàng hơn trong cộng đồng, trong khi chủng virus gây nên đại dịch Covid-19 nhìn chung rất khó lường và các nước không nên chủ quan ở bất kỳ giai đoạn nào.

"Chúng ta đã sở hữu nhiều vaccine tốt. Điều cần làm lúc này là hối thúc các nhà phát triển và sản xuất, điều chỉnh vaccine thích ứng cao hơn", ông cho biết. Ông cũng nhận định "virus sẽ còn những thay đổi kỳ lạ khác" và "đây mới là sự khởi đầu".

"Tôi tin rằng chúng sẽ còn tái tổng hợp và chúng ta sẽ đối diện những virus siêu đột biến", Gupta nói.

Theo Gupta, với vaccine Covid-19, phần lớn người nhiễm biến chủng nCoV, dù là đột biến mới, cũng chỉ gặp phải triệu chứng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nước nào cũng có những nhóm dân số rủi ro cao nên không thể xem thường mối đe dọa.

Còn theo David Fidler, việc tăng nguồn cung vaccine toàn cầu của Mỹ và các nước châu Âu trên thực tế vẫn dừng ở số lượng hạn chế. Khoảng cách từ lời hứa và thời điểm vaccine đến tay những nước có thu nhập thấp và vừa còn rất dài. Tiêm vaccine cũng cần nhiều thời gian để đạt mức khống chế lây nhiễm.

"Chúng ta vẫn chưa nắm được chính xác đến khi nào những nước đang rất cần vaccine có thể tiếp cận nguồn vaccine, mất bao lâu để các nước này tiêm đủ để xoay chuyển tình thế trước Covid-19 và những biến chủng mới", ông lưu ý.

Ông cũng cho rằng chuyển giao công nghệ và kiến thức về vaccine từ Mỹ không phải giải pháp ngắn hạn cho những nước thu nhập thấp và vừa trước biến chủng mới. Công nghệ và kiến thức còn phải được chuyển đổi thành năng lực sản xuất thực tế. Các liều được sản xuất còn trải qua kiểm tra và chứng nhận về mức hiệu quả lẫn độ an toàn.

"Quá trình chuyển đổi tri thức thành vaccine không thể diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, triển vọng những công ty dược Mỹ và châu Âu chấp nhận chuyển giao công nghệ và tri thức rất thấp", Fidler cho biết.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
04-06-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 3
Trong ngày: 42
Trong tuần: 752
Lượt truy cập: 368664
Lên đầu trang