Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam: Các chuyên gia đề xuất cách giảm căng thẳng

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam: Các chuyên gia đề xuất cách giảm căng thẳng

Các chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 đã chỉ ra những rủi ro đối với an ninh và ổn định trên Biển Đông, đề xuất một số cách làm giảm căng thẳng và ngăn căng thẳng leo thang thành xung đột tại khu vực

Mục lục bài viết

499
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam: Các chuyên gia đề xuất cách giảm căng thẳng - Ảnh 1.
 

Đại sứ Giorgio Aliberti, trưởng phái đoàn ngoại giao EU tại Việt Nam, giữ vai trò người điều phối tại phiên thảo luận đầu tiên của Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 - Ảnh chụp màn hình sự kiện

"Các hành động của Trung Quốc tạo ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của họ tại khu vực, trì hoãn nhiều cuộc đàm phán vì các nước thấy những gì Bắc Kinh làm đi ngược lại cam kết của họ", nhà phân tích Derek Grossman lưu ý tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức sáng 18-11.

Theo ông Grossman, việc Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý là lợi bất cập hại. Quá trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và Đông Nam Á chính vì vậy đã bị trì trệ nhiều năm do các nước có sự lo ngại với Trung Quốc. 

"Các nước thấy những gì Bắc Kinh làm đi ngược lại cam kết của họ", chuyên gia Mỹ giải thích. Nhận ra điều này, chính quyền Bắc Kinh gần đây đã thay đổi cách tiếp cận theo hướng ngoại giao và mềm dẻo nhằm tránh bị suy giảm hình ảnh hơn nữa, theo ông Grossman.

Trước yêu sách của Bắc Kinh, Mỹ và một số nước đồng minh đã đưa tàu quân sự đến khu vực, bác bỏ những tuyên bố vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Các học giả tham dự có quan điểm trái chiều về điều này. Ông Ding Duo, chuyên gia Trung Quốc được mời đến hội thảo, cho rằng hành động của Mỹ và các nước đang xâm phạm "không chỉ chủ quyền của Bắc Kinh mà còn các bên khác trong khu vực".

Chuyên gia Trung Quốc tiếp tục cho rằng tranh chấp Biển Đông là vấn đề giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN, nhấn mạnh phán quyết của tòa trọng tài quốc tế và sự can dự của các nước bên ngoài không thể giải quyết được sự phức tạp như hiện nay.

Theo ông Ding, việc Mỹ cùng Anh và Úc thành lập cơ chế an ninh AUKUS đang đặt ASEAN vào thế khó, bị kẹp giữa Trung Quốc và các nước AUKUS. "ASEAN nên tránh nghiêng về bên nào để không bị ảnh hưởng nhiều nhất", chuyên gia Trung Quốc kêu gọi.

"Nếu có sự can dự từ các nước bên ngoài, các nước ASEAN chỉ có thể là nạn nhân", ông Ding nêu quan điểm.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam: Các chuyên gia đề xuất cách giảm căng thẳng - Ảnh 2.

Chuyên gia Derek Grossman - Ảnh chụp màn hình sự kiện

Ở chiều ngược lại, phó đô đốc Koda Yoji, cựu tư lệnh hạm đội của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, cho rằng vấn đề Biển Đông không phải là chuyện riêng của các nước trong khu vực vì nó ảnh hưởng đến các nước khác.

Theo ông Koda, có rất nhiều tuyến đường giao thương quốc tế đi qua Biển Đông và các nước cần được sử dụng các tuyến hàng hải này một cách tự do, không bị cản trở.

Phó đô đốc Koda khẳng định việc đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp là không thể và không nên vì đây là chuyện ảnh hưởng đến nhiều nước khác, bao gồm các nước ngoài Biển Đông.

Tuy nhiên theo ông Koda, Mỹ và đồng minh nên làm rõ ý định với các nước Đông Nam Á, tránh sự hoài nghi và lo lắng nếu thực sự muốn tạo ra cân bằng và hỗ trợ ASEAN.

Đồng quan điểm, giáo sư Stephen R. Nagy thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế (Nhật Bản) cho rằng các nước nên tăng cường hiện diện "phi quân sự" để tránh leo thang căng thẳng.

Các học giả đều cho rằng việc Mỹ và Trung Quốc rơi vào Chiến tranh lạnh khiến Đông Nam Á bị ảnh hưởng là khó xảy ra dù hai bên đang căng thẳng.

Nhà nghiên cứu Shuxian Luo của Viện Brookings (Mỹ) đề xuất cả Mỹ và Trung Quốc đều cần hành động để giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Trong đó, Bắc Kinh cần đưa ra cam kết không tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, không cải tạo và triển khai thêm khí tài đến các thực thể nước này đang chiếm đóng (bất hợp pháp) tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và cam kết tôn trọng quyền tự do đi lại của tàu bè nước ngoài.

Về phía Mỹ, theo bà Lou, Washington cần giảm tần suất các chuyến tự do đảm bảo hàng hải (FONOP) và cam kết không triển khai tên lửa đạn đạo đến chuỗi đảo thứ nhất (chuỗi đảo bắt đầu từ miền nam Nhật Bản, ở gần Trung Quốc nhất - PV).

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam: Các chuyên gia đề xuất cách giảm căng thẳng - Ảnh 3.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông thứ 13 - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

ASEAN cần tiếng nói thống nhất về Biển Đông

Trả lời câu hỏi tại hội thảo sáng 18-11, cựu ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, thừa nhận ASEAN vẫn chưa có chung tiếng nói về tranh chấp Biển Đông.

Theo ông Marty Natalegawa, chỉ có một số nước tỏ ra lo ngại và quan tâm đến vấn đề này trong khi số còn lại thì không. Nhà ngoại giao kỳ cựu của Indonesia bày tỏ hy vọng ASEAN có thể tiếp tục duy trì vị trí trung tâm trong các vấn đề khu vực và có tiếng nói thống nhất trong tranh chấp Biển Đông.

Theo giáo sư Stephen R. Nagy, các nước ASEAN cần hiểu rõ việc chia rẽ chỉ khiến tiếng nói của họ với Trung Quốc yếu đi.

"Các tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề đa phương, cần cách tiếp cận đa phương và dựa trên nguyên tắc pháp quyền, luật pháp quốc tế chứ không phải sự dọa nạt, cưỡng ép", ông Nagy nêu quan điểm.

Hàng trăm đại biểu dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông

 

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 do Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) cùng các đối tác phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 18 và 19-11 với 8 phiên thảo luận. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu tham dự và có bài phát biểu chào mừng.

Hội thảo có sự tham dự trực tiếp của hơn 180 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến. Trong số này có gần 60 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia, 90 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (bao gồm 15 đại sứ). Gần 30 phóng viên đến từ 20 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã trực tiếp tham gia đưa tin về hội thảo.

 

Chủ đề của hội thảo năm nay là "Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn". Các chuyên gia sẽ thảo luận về các diễn biến liên quan đến khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng từ khía cạnh địa chính trị và pháp lý, vai trò và tầm nhìn của ASEAN về Biển Đông, các vấn đề an ninh biển truyền thống và phi truyền thống nổi lên hiện nay.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
18-11-2021

Đánh giá

  • Nhận diện tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

    Có thể khẳng định ngay rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật đặc biệt nguy hại. Về hình thức, nó không chỉ ẩn dấu tinh vi, không bộc lộ qua những vụ việc cụ thể nên khó nhận diện, khó nắm bắt, khó định danh. Về tác hại, tham nhũng chính sách gây ra hệ quả lâu dài, to lớn. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 10
  • Vững tin vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

    Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ như vậy trong bài phát biểu tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 9 vừa qua. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 8
  • CẬP NHẬT: Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8

    (Chinhphu.vn) - Chiều 7/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 27
  • CẬP NHẬT: Tâm bão số 3 đã đi vào đất liền, Hà Nội có gió giật cấp 10

    (Chinhphu.vn) - Chiều nay, 7/9, tâm bão số 3 đi vào đất liền giữa Quảng Ninh - Hải Phòng. Cường độ cấp 12-13, giật cấp 16. Cổng TTĐT Chính phủ liên tục cập nhật diễn biến của bão số 3 (YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 21
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

    (Chinhphu.vn) - Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 29

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
gif-quang-cao-doanh-nghiep
  • Nhận diện tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

    Có thể khẳng định ngay rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật đặc biệt nguy hại. Về hình thức, nó không chỉ ẩn dấu tinh vi, không bộc lộ qua những vụ việc cụ thể nên khó nhận diện, khó nắm bắt, khó định danh. Về tác hại, tham nhũng chính sách gây ra hệ quả lâu dài, to lớn. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 10
  • Vững tin vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

    Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ như vậy trong bài phát biểu tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 9 vừa qua. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 8
  • CẬP NHẬT: Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8

    (Chinhphu.vn) - Chiều 7/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 27
  • CẬP NHẬT: Tâm bão số 3 đã đi vào đất liền, Hà Nội có gió giật cấp 10

    (Chinhphu.vn) - Chiều nay, 7/9, tâm bão số 3 đi vào đất liền giữa Quảng Ninh - Hải Phòng. Cường độ cấp 12-13, giật cấp 16. Cổng TTĐT Chính phủ liên tục cập nhật diễn biến của bão số 3 (YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 21
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

    (Chinhphu.vn) - Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào khu vực giữa tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng vào khoảng 12h30 ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thứ 2 của Sở Chỉ huy tiền phương, đánh giá tình hình ứng phó của các địa phương.
    Ngày: 07-09-2024
    Lượt xem: 29

gif-quang-cao-doanh-nghiep
meitu_20240614_194327800
meitu_20240715_191250474
Lượt truy cập
Đang truy cập: 2
Trong ngày: 126
Trong tuần: 514
Lượt truy cập: 445193
Loading...
Lên đầu trang