Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Kịch bản ba bước Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan

In bài viết
Kịch bản ba bước Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan

(Vnexpress.net) Quân đội Trung Quốc có thể tấn công bất ngờ theo ba giai đoạn để mở đường thu hồi đảo Đài Loan, theo tạp chí quân sự nước này.

Mục lục bài viết

242

"Chúng ta phải cảnh báo nghiêm khắc với một số người rằng con đường tìm đến độc lập của Đài Loan chỉ đi vào ngõ cụt", Hạm Thuyền Tri thức, tạp chí do Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) phát hành và cung cấp cho quân đội Trung Quốc, cho biết trong bài viết hôm 1/7 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài viết vạch ra kế hoạch ba bước tấn công chớp nhoáng nhằm vô hiệu hóa năng lực phòng thủ của Đài Loan, từ đó mở đường cho các chiến dịch đổ bộ để thu hồi hòn đảo bằng vũ lực.

Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan.
 

Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan.

Theo bài viết, quân đội Trung Quốc sẽ tung đòn phủ đầu với hàng loạt tên lửa đạn đạo nhằm hủy diệt hệ thống thu thập thông tin và đầu não ra quyết định của Đài Loan, với mục tiêu là sân bay, mạng lưới radar cảnh giới, căn cứ tên lửa phòng không và các trung tâm chỉ huy trên hòn đảo.

Vũ khí được sử dụng chủ yếu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 mang đầu đạn 1.000-1.500 kg và tầm bắn 1.000 km, có khả năng gây khó khăn cho lá chắn tên lửa của hòn đảo, kèm với đó là đầu đạn chùm để tăng tối đa tầm bao phủ và hủy diệt. "Đòn đánh nhằm vào các sân bay trên đảo Đài Loan sẽ duy trì đến khi binh sĩ đại lục hoàn tất nhiệm vụ đổ bộ tiến công", bài viết có đoạn.

Hải cảng cũng phải hứng chịu đòn không kích từ oanh tạc cơ chiến lược H-6 và tiêm kích đa năng J-16. "Chúng chỉ nên bị vô hiệu hóa hoạt động thay vì bị xóa sổ hoàn toàn, do quân đội Trung Quốc có thể tận dụng những cơ sở này để triển khai lực lượng từ đường biển", tạp chí Hạm Thuyền Tri thức cho hay.

Giai đoạn hai sẽ là những cuộc tập kích dữ dội bằng tên lửa hành trình như YJ-91 và CJ-10 từ các bệ phóng trên mặt đất, tàu mặt nước và tàu ngầm, nhằm vào căn cứ quân sự, kho đạn, cơ sở hạ tầng liên lạc và những đầu mối giao thông chủ chốt. Tàu chiến Trung Quốc sau đó có thể triển khai máy bay không người lái để đánh giá hiệu quả đòn đánh.

Trong bước thứ ba, tàu mặt nước và lực lượng pháo phản lực (rocket) mặt đất có thể pháo kích để loại bỏ những chướng ngại vật cuối cùng, tạo điều kiện cho hải quân đánh bộ và lực lượng đổ bộ Trung Quốc triển khai lên đảo Đài Loan.

Tuy nhiên, tác giả bài viết không đề cập tới khả năng Đài Loan tung đòn phản công và hành động của những cường quốc như Mỹ, Nhật Bản trong trường hợp hòn đảo bị tấn công.

Đây là lần thứ hai tạp chí này vạch kế hoạch tấn công lực lượng phòng vệ đảo Đài Loan. Bài viết đầu tiên được đăng hồi năm ngoái vào đúng ngày lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trở nên căng thẳng từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016. Trung Quốc cho rằng bà Thái là người theo chủ nghĩa ly khai muốn tuyên bố độc lập và liên tục tăng cường hoạt động quân sự gần hòn đảo.

Trong phát biểu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đập tan mọi nỗ lực cản trở "thống nhất hoàn toàn" Đài Loan với đại lục, mô tả đây là "sứ mệnh lịch sử và cam kết không thể lay chuyển".

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hồi giữa tháng 6 cho rằng Trung Quốc chưa phát triển được năng lực thực sự để tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào đảo Đài Loan. "Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp", tướng Milley nói.

Vũ Anh (Theo SCMP)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
02-07-2021

Đánh giá

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
QC
20230905_015457
image001

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

Lượt truy cập
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 24
Trong tuần: 776
Lượt truy cập: 491324

Loading...
Lên đầu trang