Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

MỘT SỐ TIẾP CẬN VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ

MỘT SỐ TIẾP CẬN VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ

GS TSKH Phan Xuân Sơn - Trong chính trị học hiện đại vấn đề thủ lĩnh chính trị trở thành vấn đề cấp bách và nhu cầu nghiên cứu nó tăng lên mạnh mẽ. Ở phương Tây, sự quan tâm nghiên cứu thủ lĩnh chính trị trở thành ràm rộ từ giữa những năm 70 thế kỷ 20.

 

Mục lục bài viết

4066
Thủ lĩnh chính trị được các ngành khoa học khác nhau nghiên cứu. Chính trị học nghiên cứu thủ lĩnh chính trị như là một hiện tượng đặc biệt của quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị. Nghiên cứu thủ lĩnh chính trị nhằm làm sáng tỏ cơ chế hình thành, bản chất, ảnh hưởng của thủ lĩnh đối với các quá trình chính trị, cũng như phương thức lựa chọn thủ lĩnh chính trị.
Có thể nói, ở khắp nơi, nơi nào có các nhóm xã hội, có tổ chức, có đấu tranh chính trị là ở đó có vấn đề thủ lĩnh. Thủ lĩnh (leader) – thành viên có quyền lực của tổ chức, một nhóm xã hội mà ảnh hưởng cá nhân của người đó đóng vai trò quan trọng trong các quá trình các tình huống chính trị, xã hội.
1- Cách tiếp cận theo chủ nghĩa anh hùng
Một nhà triết học Mỹ Sidny Huk coi thủ lĩnh chính trị là vấn đề “anh hùng và lịch sử” và cho rằng, lịch sử nhân loại là sự sáng tạo của các con người vĩ đại, chỉ có những thủ lĩnh mới có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại. Huk cho rằng vai trò của thủ lĩnh chính trị không phụ thuộc vào nhân dân, không phụ thuộc vào giai cấp. Ông nói: Chiến tranh thế giới lần thứ hai không phải là kết quả của khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản mà là hậu quả của ý chí độc ác của Hitle. Ông còn khẳng định phẩm chất anh hùng được hình thành từ ấu thơ. Ông cho rằng, con người "quần chúng" không bao giờ thoát khỏi sự phụ thuộc, lúc đầu họ phụ thuộc vào bố mẹ, sau đó phụ thuộc vào thầy cô giáo, hoặc ai đó nữa đóng vai trò nhất định, ai đó trả lời được các câu hỏi của họ. Vì vậy đám đông cần thủ lĩnh, đi tìm thủ lĩnh, người sẽ đóng vai trò trong cuộc đời họ như người cha trong gia đình trước đây.
2- Cách tiếp cận của trường phái Freud, coi thủ lĩnh là những cá nhân loạn thần kinh. Các nhà sử học theo trường phái này đã chứng minh những thủ lĩnh như Napoleon, Lincon, Robespier, Ruzeven, Hitle, Stalin…là những người như vậy. Theo Freud, những người bình thường không có khả năng sáng tạo, những người sáng tạo là những người có rối loạn tâm lý.
G. Lassuel, là người theo trường phái Freud cho rằng: những lãnh tụ - những nhà cổ động cảm thấy cảm giác tội lỗi, họ đi tìm sự yên lòng cho bản thân và làm yên lòng người khác cũng với một cơ chế như vậy. Họ nếm trải từ thời thơ ấu những sụp đổ của nhiều hi vọng.
Nhà tâm lý học người Áo và là học trò của Freud – A.Adler khẳng định, khuynh hướng làm thủ lĩnh có ở những người muốn bù đắp những khiếm khuyết, sự thiếu hoàn thiện, xuất hiện từ thời thơ ấu, điều đó dẫn họ đến những cuộc đấu tranh mãnh liệt vì quyền lực vì tự khẳng định.
3- Cách tiếp cận của chủ nghĩa thể chế (institutism), cho rằng: Thủ lĩnh là một cấu trúc cơ bản của nhóm. Sự tồn tại và chức năng của nó, được quy định bởi nhu cầu khách quan của tổ chức trong đời sống xã hội. Nhu cầu hành động tập thể, những mục đích tập thể đặt ra nhu cầu về thủ lĩnh, đặc biệt trong các tổ chức chính trị.
Hơn nữa, chính trị là công việc của số đông con người, các hành động của số đông đó cần phải xác định các vai trò, chức năng giữa người quản lý, người chấp hành, từ đó tất yếu phải thể chế hóa và chính thức hóa các thủ lĩnh, xác định quyền hạn của họ. De Golle đã từng viết: Con người không thể không có các thủ lĩnh, cũng như không thể không có thức ăn, thức uống. Những động vật chính trị ấy cần được tổ chức, cần trật tự và cần thủ lĩnh.
Trong đời sống xã hội hiện đại, trong điều kiện tự quản của quần chúng, trật tự xã hội có được sẽ phụ thuộc không chỉ vào chất lượng cá nhân các thủ lĩnh (mặc dù nó rất quan trọng) mà còn phụ thuộc hơn vào sức mạnh và ảnh hưởng của các thể chế quyền lực.
Với các cách tiếp cận khác nhau như vậy về thủ lĩnh chính trị, khó có thể có một định nghĩa được thừa nhận chung. Nhưng dù sao các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng đưa ra các định nghĩa:
4- Cách tiếp cận tình huống
Thủ lĩnh được xem như chức năng của tình huống. Bản chất của thủ lĩnh không phải trong từng cá nhân mà là trong vai trò cần phải thực hiện phù hợp với một bối cảnh cụ thể. Chính tình huống sẽ lựa chọn thủ lĩnh, lựa chọn hành vi và quyết định của thủ lĩnh.
Nhà triết học nổi tiếng, nhà lý luận của chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) người Mỹ J. Diuy khẳng định rằng sự phát triển của xã hội diễn ra “từ tình huống này đến tình huống khác” trên cơ sở những xung động của các lãnh tụ. Chỉ một số ít người biết được họ muốn gì và dắt dẫn đám đông theo mình.
U.Jennings viết: “Không nghi ngờ gì nữa, nếu như tình huống chín muồi đối với Napoleon, thì Napoleon cũng chín muồi cho tình huống. Những sự kiện vĩ đại luôn luôn là lễ thành hôn giữa con người và thời gian. Người thủ lĩnh vĩ đại cảm thấy tình huống, và biết khi nào ông ta sẽ sử dụng tính tích cực của mình”
5- Lý thuyết về người kế tục
Thủ lĩnh đó là con người biết kế tục. Nhóm xã hội tự nó sẽ lựa chọn thủ lĩnh, người có thể thỏa mãn được lợi ích của nó. Thủ lĩnh về bản chất, không khác gì một công cụ của nhóm. Có nghĩa là bí mật của thủ lĩnh không phải trong chính thủ lĩnh mà trong tâm lý, nhu cầu của những người mà thủ lĩnh kế tục. Trước hết để trở thành thủ lĩnh, người ta biết được sự mong đợi của nhóm. Những nhà xã hội học ứng dụng lý thuyết này cho rằng, nếu thủ lĩnh biết trước được yêu cầu của nhóm đối với mình là tiêu cực. Những ảnh hưởng đó sẽ biến các thủ lĩnh thành những bù nhìn, hành động theo yêu cầu đám đông, sống theo chuẩn mực đám đông. Thủ lĩnh cố gắng thỏa mãn những cảm xúc tầm thường của đám đông để giữ vị trí quyền lực, hành động theo đuôi quần chúng.
6- Tiếp cận “tổng hợp” về thủ lĩnh
Cách tiếp cận này muốn khắc phục tính phiến diện của các cách tiếp cận trước. Đặc trưng của cách tiếp cận này là sử dụng các lý thuyết bầu cử. Chính qua bầu cử, thủ lĩnh tiềm năng chứng tỏ phẩm chất của mình và quần chúng kiểm nghiệm những phẩm chất ấy qua cuộc vận động tranh cử. Cũng qua bầu cử, người thủ lĩnh mới hiểu được chính xác nhu cầu của quần chúng, tự thay đổi những phẩm chất của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của quần chúng, nằm thỏa mãn những nhu cầu đó.
6- Các định nghĩa khác nhau về thủ lĩnh chính trị
Thủ lĩnh là người có ảnh hưởng đến người khác. Nhưng ảnh hưởng đó có 3 đặc điểm: Thứ nhất, ảnh hưởng của thủ lĩnh là ảnh hưởng thường xuyên; thứ hai, ảnh hưởng của thủ lĩnh là ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm, tổ chức, cộng đồng; thứ ba, thủ lĩnh chính trị khác với các loại thủ lĩnh khác là người có ảnh hưởng, nhưng là người tiên phong.
Các định nghĩa khác xuất phát từ việc xem xã hội là một cấu trúc phức tạp gồm nhiều thứ bậc, vị trí và vai trò, trong đó, thủ lĩnh là vị trí lãnh đạo, là vị trí định hướng, tổ chức các hành động tập thể của một bộ phận hoặc toàn thể cộng đồng.
Thủ lĩnh chính trị là một dạng nhà kinh doanh đặc biệt trên thị trường chính trị, trong đó những doanh nghiệp trong cạnh tranh thực hiện trao đổi các chương trình, các quyết định thực hiện các nhiệm vụ xã hội và các phương pháp hiện thực hóa chúng để lấy các vị trí lãnh đạo (J. Openhamer, N. Frolickh…) Trong thị trường ấy, “hàng hóa chính trị” được quảng cáo như là những phúc lợi xã hội.
Cũng từ cách tiếp cận này, xuất hiện khái niệm “tiếp thị chính trị”. Tiếp thị chính trị không chỉ có quảng cáo mà còn phân loại các loại hàng hóa, kiểm chứng nhân cách, phẩm chất của các thủ lĩnh chính trị.
Một định nghĩa có tính thuyết phục đó là định nghĩa của J. Blondel: Thủ lĩnh chính trị là quyền lực chính trị, bởi vì nhờ địa vị của mình, một người (hoặc một số người),…buộc những người khác làm một việc gì đó theo ý chí của mình.
Từ đó có thể định nghĩa thủ lĩnh chính trị, mà đặc biệt là thủ lĩnh chính trị của một quốc gia, một dân tộc như là quyền lực được thực hiện bởi một hoặc một nhóm người, nhờ đó mà động viên các thành viên của một dân tộc đến hành động.
Như vậy, khái niệm thủ lĩnh chính trị có hai khía cạnh: Một là chức vụ chính thức, liên quan đến sở hữu quyền lực và hai là hoạt động chủ quan để hoàn thành vai trò xã hội.
7- Điều kiện để một cá nhân trở thành một thủ lĩnh
Nhà xã hội học Mỹ Bogardus đã thống kê 10 phẩm chất cần thiết của thủ lĩnh, như:
• trí tuệ,
• nhiệt tình,
• cảm xúc khôi hài,
• biết nhìn trước,
• khả năng thu hút sự chú ý,
• biết làm cho mọi người thích mình,
• ngoại hình tốt,
• kỹ năng hùng biện,
• tính cả quyết,
• sẵn sàng chịu trách nhiệm.
Ông khẳng định rằng, người ta có thể làm cho một người trở thành thủ lĩnh trước hết bởi phẩm chất như của người đó, nhưng cũng nhấn mạnh rằng, mọi cá nhân có thể bị biến thành Đông ki sốt, nếu như anh ta hành động theo trí tưởng tượng của mình mà không dựa trên quá trình khách quan của vận động xã hội.
Nhà xã hội học Mỹ Stogdill vào năm 1948 đã liệt kê 124 phẩm chất của thủ lĩnh chính trị, tuy nhiên trong đó có những phẩm chất thâm nhập lẫn nhau.
Cũng cần thừa nhận những hợp lý của lý thuyết phẩm chất. Theo lý thuyết này, để thành một thủ lĩnh chính trị, cần phải có những phẩm chất nhất định.
8. Phân loại các thủ lĩnh chính trị
Có nhiều cách phân loại thủ lĩnh chính trị.
Theo M. Weber, có ba kiểu thủ lĩnh:
1-Thủ lĩnh truyền thống: Là giới tinh hoa, tin tưởng vào sự thiêng liêng của của truyền thống (đây là kiểu thủ lĩnh của xã hội tiền công nghiệp)
2-Thủ lĩnh chỉ định: Kiểu thủ lĩnh dựa trên cơ sở niềm tin vào khả năng của lãnh tụ, vào sự tài năng của lãnh tụ, sùng bái lãnh tụ (cá nhân) - thủ lĩnh thừa hành
2-Thủ lĩnh hợp lý – công khai là kiểu thủ lĩnh dựa trên cơ sở niềm tin vào luật pháp, trật tự (loại thủ lĩnh hành chính, thực hiện các chức năng nhất định của nhà nước)
Phân loại thủ lĩnh theo phong cách lãnh đạo
Loại thủ lĩnh độc tài, hành động theo ý chí cá nhân, dựa trên sự de dọa dùng vũ lực.
Loại thủ lĩnh dân chủ: cho phép thành viên của nhóm tham gia vào việc hình thành mục tiêu, và quản lý hoạt động của nhóm.
Phân loại theo thể chế:
Thủ lĩnh chính thức và không chính thức.
Phân loại theo quy mô:
- Thủ lĩnh của một nhóm nhỏ: Loại thủ lĩnh này nắm nhiều quyền lực của nhóm có cùng lợi ích chung, tuy rằng quy mô của nhóm, của tỏ chức hay cộng đồng là nhỏ.
- Thủ lĩnh của các đảng chính trị các phong trào xã hội: Là thủ lĩnh của một giai cấp, một tầng lớp xã hội, đại diện và thỏa mãn lợi ích của giai cấp, tầng lớp đó.
- Thủ lĩnh – nhà chính trị, những người hoạt động trong hệ thống chính trị, nơi thủ lĩnh chính trị được quan niệm như là một bộ phận hợp thành thể chế chính trị - xã hội.
9. Những phẩm chất, những đặc tính cần thiết đối với các thủ lĩnh chính trị
Có một số phẩm chất cơ bản sau:
- Quyền lợi của xã hội (cộng đồng, nhóm) được đặt cao hơn quyền lợi của cá nhân. Chính điều này tạo ra uy tín cho thủ lĩnh.
- Có năng lực tổ chức phối hợp hành động chung.
- Biết biểu thị quan điểm nhóm, đấu tranh, bảo vệ cho thắng lợi của quan điểm đó.
- Biết liên kết con người, hùng biện.
- Có văn hóa chính trị cao
Ngoài những phẩm chất kể trên, thủ lĩnh là những cá nhân có đời sống hợp lý, có nhân cách xứng đáng trong các quan hệ đạo đức. Thủ lĩnh còn là những thành viên của nhóm mình, anh ta phải là “một người trong chúng ta”, là người giống các thành viên của nhóm về quan điểm, chính kiến, nguyên tắc hành động, mục đích và lợi ích. Nói cách khác, trong quá trình lựa chọn thủ lĩnh, người lựa chọn sẽ tìm thấy trong người được chọn một phần của bản thân mình.
10. Những điều kiện thực tế để trở thành thủ lĩnh
- Có một chương trình, cương lĩnh chính trị có thể mang lại một sự thay đổi mới có lợi cho nhóm, giai cấp mà mình đại diện.
- Biết đấu tranh để thực hiện chương trình, cương lĩnh đó (phẩm chất cá nhân phù hợp, có ý chí, sự cố gắng hợp lý, bản lĩnh…)
- Biết thu hút quần chúng, làm cho quần chúng biết đến.
- Có thời gian và cơ hội để chứng tỏ phẩm chất, năng lực thủ lĩnh của mình.
Một cá nhân trở thành một thủ lĩnh cần phải thu nhận được những phẩm chất nhất định của nhóm, của cộng đồng. Những phẩm chất này được hình thành trong quá trình tương tác với những người khác. Nhưng không nên nhìn nhận những phẩm chất đó một cách cơ giới. Một cá nhân muốn trở thành thủ lĩnh, là nhận lấy trách nhiệm tự bản thân đã phải thay đổi hành vi, tính cách theo yêu cầu của nhóm. Tuy nhiên điều đó không làm mất đi cá tính, nhân cách độc đáo và tính tích cực chính trị riêng có của thủ lĩnh.
Thủ lĩnh chính trị được hình thành trong quá trình đấu tranh chính trị. Vì vậy có thể nói rằng, không đấu tranh chính trị, thì không có nhu cầu thực sự về thủ lĩnh chính trị và sẽ không có thủ lĩnh chính trị.
 
GS TSKH Phan Xuân Sơn
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
13-05-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 40
Trong tuần: 394
Lượt truy cập: 362393
Lên đầu trang