Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Nga công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk

In bài viết
Nga công nhận độc lập của Donetsk và Lugansk

Ngày 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng ở Đông Ukraine. Lời tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh giao tranh tiếp tục leo thang ở khu vực này, RT đưa tin.

Mục lục bài viết

234

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Putin cho biết ông đã ký sắc lệnh công nhận và cam kết hợp tác với 2 khu vực nói trên. 

"Tôi thấy cần phải đi đến 1 quyết định đáng ra phải được thực hiện từ rất lâu. Đó là lập tức công nhận Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR)", ông Putin tuyên bố. 

Theo nhà lãnh đạo Nga, đây là hệ quả trực tiếp từ sự thất bại của thỏa thuận Minsk 2014, vốn là tiến trình nhằm chấm dứt giao tranh.

"Họ không quan tâm tới các giải pháp hòa bình - họ muốn phát động tấn công", ông Putin nói, "Mỗi ngày họ lại tập trung thêm quân tới Donbass". 

NÓNG: Tổng thống Putin ký sắc lệnh, công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass - Ảnh 1.

Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 21/2 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với hai nhà lãnh đạo này rằng ông có ý định ký một sắc lệnh về việc công nhận độc lập đối với hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR).

"Trong tương lai gần, Tổng thống [Putin] sẽ ký sắc lệnh," thông cáo của Kremlin nêu, bổ sung rằng lãnh đạo Pháp, Đức đã "bày tỏ sự thất vọng" về quyết định của ông Putin.

Trong bài diễn văn được truyền hình trực tiếp tới toàn dân Nga vào tối ngày 21/2, Tổng thống Putin nói Ukraine "không chỉ là một nước láng giềng" của Liên bang Nga, mà còn là "một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa, là họ hàng và bằng hữu của chúng ta". Ông nhấn mạnh tình hình ở Donbass "đã trở nên nghiêm trọng".

Ông Putin cáo buộc Kiev từ chối trả lại các tài sản dù cho Nga đã hoàn trả đầy đủ các khoản nợ trong quá khứ. Theo ông, Ukraine đã hưởng lợi từ các loại hình hỗ trợ khác nhau của Nga trong giai đoạn 1991-2013 vào khoảng 250 tỷ USD.

Ông chủ điện Kremlin lên án rằng Mỹ đã tài trợ cho các cuộc biểu tình trong cách mạng Maidan vào năm 2014 - mà Nga gọi là cuộc đảo chính ở Ukraine - lên tới 1 triệu USD/ngày. Ông cho rằng Ukraine hiện nay bị kiểm soát từ bên ngoài và bị ảnh hưởng bởi nước ngoài trong chính sách đối nội, các doanh nghiệp và thương mại.

NÓNG: Tổng thống Putin ký sắc lệnh, công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass - Ảnh 2.

Tổng thống Putin phát biểu trước toàn dân Nga tối 21/2/2022 (Ảnh: RIA Novosti)

Ông Putin nói quân đội Ukraine đã hội nhập với NATO, trong khi liên minh do Mỹ đứng đầu này bắt đầu bành trướng địa bàn. Lãnh đạo Nga nhấn mạnh việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là mối đe dọa an ninh trực tiếp đối với Moskva.

Động thái của Nga diễn ra sau khi người đứng đầu DPR Denis Pushilin và LPR Leonid Pasechnik phát đi thông điệp kêu gọi đến ông Putin. Theo điện Kremlin, phe ly khai đã đưa ra lời kêu gọi "có liên quan đến hoạt động gây hấn quân sự của giới chức Ukraine cùng việc nã pháo hàng loạt vào lãnh thổ Donbass, dẫn đến thương vong cho dân thường".

Tổng thống Nga cũng triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng An ninh Nga, trong đó các quan chức hàng đầu của nước này bày tỏ quan điểm nhất trí cao về phương án công nhận độc lập của vùng Donbass.

Phản ứng của các bên

Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo sẽ cấm vận Nga nếu nước này công nhận độc lập của khu vực ly khai Ukraine.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell nói: "Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Putin tôn trọng luật pháp quốc tế và không công nhận độc lập của vùng Lugansk và Donetsk."

"Chúng tôi đã chuẩn bị để đáp trả một cách thống nhất nếu ông ta quyết định làm như thế."

Việc Nga công nhận DPR và LPR được cảnh báo sẽ là sự rút lui của Moskva khỏi Thỏa thuận Minsk - thỏa thuận được cho là cơ hội tốt nhất hiện nay nhằm gìn giữ hòa bình ở miền Đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia nước này ngay sau các tuyên bố đưa ra bởi Hội đồng An ninh Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh quốc gia nước này về tình hình Ukraine.

NBC dẫn báo cáo từ Nhà Trắng cho hay, ông Biden cùng các quan chức đã thảo luận kế hoạch để Tổng thống Zelensky rời Kiev nếu kịch bản Nga "xâm lược" xảy ra.

Ở diễn biến khác, Israel thông báo sẽ chuyển các hoạt động của Đại sứ quán nước này tại thủ đô Kiev của Ukraine tới thành phố Lvov, nằm cách biên giới Ba Lan 45km.

Về phía Liên hợp quốc, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ António Guterres cho hay LHQ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời kêu gọi các bên không hành động một cách đơn phương bởi điều này sẽ phá vỡ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và ảnh hưởng đến việc thực thi Thỏa thuận Minsk - cơ chế được Hội đồng Bảo an LHQ ủng hộ.

(Theo Soha)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
22-02-2022

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 241
Trong tuần: 462
Lượt truy cập: 456379

Loading...
Lên đầu trang