Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

Ngành Chính trị học (Mã ngành: 7310201)

Chính trị học là ngành học thuộc nhóm ngành chính trị và khoa học xã hội. Học ngành Chính trị ở trường nào? Ra trường có thể làm những công việc gì?

1203


nganh chinh tri hoc

Giới thiệu chung về ngành

Chính trị học là gì?

Chính trị học là ngành học đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực tư duy lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và có kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chính trị.

Chương trình đào tạo ngành Chính trị học sẽ đào tạo sinh viên theo 3 mục tiêu:

  • Về kiến thức: Các vấn đề lý luận chính trị cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về chính trị học, các lý thuyết và trào lưu trên thế giới, quyền lực chính trị và cầm quyền, phương thức giành quyền lực, hoạch định chính sách công…
  • Về kỹ năng:
    • Các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn giúp độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động chính trị thực tiễn như kỹ năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề chính trị, xã hội
    • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong cơ quan hệ thống chính trị
    • Kỹ năng xử tình huống chính trị xã hội nảy sinh
  • Về thái độ:
    • Có thái độ đúng đắn và ý thực tự giác về nghề nghiệp
    • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt
    • Có ý thực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
    • Có thái độ nghiêm túc, cầu thị, phong cách khoa học và chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn

Các trường đào tạo ngành Chính trị học

Việc lựa chọn trường đào tạo ngành học phù hợp cũng là một trong những việc rất quan trọng. Các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ càng thông qua nhiều yếu tố trước khi đưa ra sự lựa chọn.

Các trường có ngành Chính trị học như sau:

  • Khu vực miền Bắc
Tên trườngĐiểm chuẩn 2020
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội18 – 25.5
Học viện Báo chí và Tuyên truyền16 – 22.15
Đại học Thủ đô Hà Nội18
Đại học Sư phạm Hà Nội17.35 – 18
Đại học Hải Dương17.5
Đại học Nội vụ14.5 – 17.5
Đại học Thành Đông14
Đại học Tân Trào15
  • Khu vực miền Trung
Tên trườngĐiểm chuẩn 2020
Đại học Vinh15 – 20
Đại học Hà Tĩnh14
  • Khu vực miền Nam
Tên trườngĐiểm chuẩn 2020
Đại học Cần Thơ24
Đại học Trà Vinh15
Đại học Thủ Dầu Một15

Các khối thi ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học có thể sử dụng nhiều khối thi khác nhau để đăng ký xét tuyển. Trong số đó có 2 khối được nhiều trường sử dụng nhất đó là:

Các sự lựa chọn khác:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
  • Khối C03 (Văn, Toán, Lịch sử)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • Khối D68 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga)
  • Khối D70 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học sẽ được đào tạo những gì trong 4 năm đại học? Bạn có thắc mắc mình sẽ phải học những môn gì với ngành học này không?

Cùng mình tìm hiểu thông qua khung chương trình đào tạo ngành Chính trị học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội dưới đây nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. Khối kiến thức chung
  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tin học cơ sở 2
  • Ngoại ngữ cơ sở 1 (Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1)
  • Ngoại ngữ cơ sở 2 (Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2)
  • Ngoại ngữ cơ sở 3 (Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3)
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng-an ninh
  • Kỹ năng bổ trợ

II. Khối kiến thức theo lĩnh vực

Các học phần bắt buộc bao gồm:

  • Các phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Nhà nước và pháp luật đại cương
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hoá Việt Nam
  • Xã hội học đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Logic học đại cương

Các học phần tự chọn bao gồm:

  • Kinh tế học đại cương
  • Môi trường và phát triển
  • Thống kê cho khoa học xã hội
  • Thực hành văn bản tiếng Việt
  • Nhập môn Năng lực thông tin

III. Khối kiến thức chuyên ngành

Các học phần bắt buộc bao gồm:

  • Chính trị học đại cương
  • Tôn giáo học đại cương
  • Thể chế chính trị thế giới
  • Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

Các học phần tự chọn bao gồm:

  • Lịch sử Việt Nam đại cương
  • Lịch sử triết học đại cương
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
  • Nhân học đại cương
  • Báo chí truyền thông đại cương

IV. Khối kiến thức theo nhóm ngành

Các học phần bắt buộc bao gồm:

  • Chính trị và chính sách
  • Chính sách công của Việt Nam
  • Chính trị học phát triển

Các học phần tự chọn bao gồm:

  • Hành chính học đại cương
  • Khoa học tổ chức
  • Dư luận xã hội
  • Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin

V. Khối kiến thức ngành

Các học phần bắt buộc bao gồm:

  • Lịch sử học thuyết chính trị
  • Phương pháp nghiên cứu chính trị học
  • Quyền lực chính trị
  • Đảng chính trị
  • Hệ thống chính trị Việt Nam
  • Văn hóa chính trị Việt Nam
  • Nhập môn Chính trị quốc tế
  • Nhập môn Hồ Chí Minh học
  • Chính trị học so sánh
  • Chính trị và truyền thông
  • Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị
  • Thực hành văn bản chính trị

Các học phần tự chọn (lựa chọn theo hướng chuyên ngành):

Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị

  • Thực tập chuyên môn
  • Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị
  • Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị
  • Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

Hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam

  • Thực tập chuyên môn
  • Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Hướng chuyên ngành Chính trị Quốc tế

  • Thực tập chuyên môn
  • Chính sách đối ngoại của các nước lớn
  • Quan hệ chính trị quốc tế
  • Kinh tế chính trị quốc tế

Hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học

  • Thực tập chuyên môn
  • Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam
  • Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam
  • Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam

VI. Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/  các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

  • Thực tập tốt nghiệp
  • Khoá luận tốt nghiệp

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:

  • Chính trị học – Những vấn đề cơ bản
  • Chính trị Việt Nam – Những vấn đề cơ bản

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Chính trị học sau khi tốt nghiệp với kiến thức được đào tạo có thể thử sức ở một số công việc như sau:

  • Làm việc tại các cơ quan hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương hay các tổ chức doanh nghiệp
  • Giảng dạy khoa học chính trị, xã hội, chính trị học tại các trưởng cao đẳng, đại học, trường chính trị hay các trung tâm bồi dưỡng chính trị
  • Nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu lĩnh vực chính trị, xã hội
  • Phóng viên, bình luận chính trị, phân tích thời sự ở các báo, đài trung ương và địa phương, cơ quan thông tấn báo chí
  • Cao hơn có thể kể tới vị trí nhà lãnh đạo chính trị tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, UBND các cấp, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Luật gia…
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
09-06-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 45
Trong tuần: 291
Lượt truy cập: 361582
Lên đầu trang