Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Phát huy vai trò của văn hóa chính trị Việt Nam trong quá trình xây dựng dự thảo swar đổi hiến pháp 1992 - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Phát huy vai trò của văn hóa chính trị Việt Nam trong quá trình xây dựng dự thảo swar đổi hiến pháp 1992 - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Lịch sử đã chứng minh, văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc, góp phần đưa đến những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam,..

Mục lục bài viết

475

Thượng tá, ThS NGUYỄN HỮU LẬP (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Đã đăng Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3 (139), 2013.

Lịch sử đã chứng minh, văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc, góp phần đưa đến những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, được biểu hiện tập trung ở chế độ chính trị mà nhân dân ta đá lựa chọn và đang quyết tâm bảo vệ, xăy dựng. Ngày nay, trước yêu cầu mới của cuộc đấu tranh gửi cấp và dân tộc càng đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò của văn hóa chính trị, đặc biệt trong nhiệm vụ hoàn thiện Hiến pháp, pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Văn hóa chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, nó giúp cho các chủ thể chính trị lựa chọn được mục tiêu, lý tưởng, thể chế chính trị tiến bộ, cách mạng, khoa học, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao tính cách mạng, khoa học của các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nưốc; nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chông tha hóa quyền lực, chông suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm sự đồng thuận xã hội trên cơ sở chấp nhận những khác biệt nhất định và phát huy được sức mạnh chính trị, tinh thần  của quần chúng nhân dân trong quá trình cách mạng.

Thực tiễn cho thấy, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga và tấm gương đạo đức của Lênin đã đánh dấu bước phát triển mối về văn hóa chính trị của nhân loại. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp mà trên thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại các đảng phái chính trị với những mục tiêu, lý tưởng khác nhau và do đó, sự khác biệt về văn hóa chính trị giữa các quốc gia, dân tộc là một tất yếu khách quan.

Ở nước ta, văn hóa chính trị truyền thống vối nhiều giá trị tốt đẹp, phong phú được xây dựng nên trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; là ánh sáng soi đưòng để Hồ Chí Minh lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, tin theo Cách mạng Tháng mười Nga và đưa dân tộc ta đi theo con đưòng cách mạng vô sản, hình thành nên văn hóa chính trị Hồ Chí Minh. Với tính cách mạng và khoa học thực sự, văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đã nhanh chóng được tiếp thu, lan tỏa và trở thành văn hóa chính trị của cả dân tộc. Nhân dân ta đã lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm hệ tư tưởng chính thống; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; đoàn kết, thống nhất dưối sự lãnh đạo của Đảng, kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

Dưới ánh sáng của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiếp tục phát huy những thành quả cách mạng đã đạt được, nhân dân ta chủ động tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang tiếp tục quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có sự chuyển biến nhanh chóng, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường; xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu, rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp vối những nội dung và hình thức mới; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừng chông phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thực tế đó đang đặt dân tộc ta trước cả thời cơ và thách thức to lớn, đòi hỏi “...toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cưòng, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức”, “phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(l). Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng ta đã xác định một trong những phương hướng cơ bản là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”(2).

Yêu cầu quan trọng nhất của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền là hoàn thiện Hiến pháp, pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Bảo đảm “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”(l). Nhằm đáp ứng yêu cầu trên đây, Đại hội XI của Đảng xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mói”(2); Quốc hội khóa XIII đã có Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 28-11-2012, tiếp đến Bộ Chính trị khóa XI đã có Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 28-12-2012 về việc lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Sau một thời gian triển khai, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các nhân sĩ, trí thức ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến hết sức phong phú, đa dạng. Đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đồng tình nhất trí với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng thòi phân tích làm rõ và bố sung thêm những nội dung quan trọng, thể hiện ý thức chính trị và trách nhiệm cao của công dân. Tuy nhiên, các thê lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nưốc, bôi nhọ, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đòi xóa bỏ việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp; đòi đa nguyên, đa đảng; đòi phi chính trị hóa quân đội... Trưóc tình hình đó, để nâng cao chất lượng lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, úy ban Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 1992 đã có công văn hướng dẫn việc phát hành cuốn tài liệu phục vụ tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến từng hộ gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng chưa từng có, một mặt nhằm huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là các nhân sĩ, trí thức, các nhà chính trị cho việc xây dựng một bản Hiến pháp thực sự cách mạng, khoa học, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác, để mỗi công dân hiểu rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp đối với đòi sống chính trị của đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời, đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính tỏ thái độ đấu tranh nghiêm khắc với các thế lực thù địch, các phần tử suy thoái tư tưởng, nhân danh tự do, dân chủ để cơ hội, trục lợi về chính trị. Tuy nhiên, mục đích nêu trên chỉ có thể đạt được khi mỗi công dân biết kế thừa và phát huy cao độ vai trò và sức mạnh của văn hóa chính trị trên mặt trận văn hóa hiện nay.

Để phát huy vai trò của văn hóa chính trị Việt Nam trong quá trình xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cần thực hiện nhiều nội dung, biện pháp để nhân dân hiểu rõ những giá trị ưu việt, tốt đẹp của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Trước hết, cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp chủ yếu sau:

- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, không ngừng nâng cao dân trí và ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của toàn xã hội và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt phải làm rõ giá trị to lớn của văn hóa chính trị Hồ Chí Minh đối vối sự phát triển tư tưởng chính trị truyền thống của dân tộc và thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, xây dựng niềm tin khoa học vào mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nưóc và hệ thống chính trị.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Không ngừng củng cố, giữ vững và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

- Đổi mới nội dung, hình thức và phong cách công tác vận động quần chúng của Đảng, làm cho các tầng lớp nhân dân nắm chắc mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm của sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch và những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị.

- Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và tăng cường công tác dân vận của quân đội. Tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội; giữ vững phẩm chất và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong nhân dân, không ngừng củng cố niềm tin của nhân dân đối với quân đội.»

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 61
Trong tuần: 305
Lượt truy cập: 361749
Lên đầu trang