Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Triết lý hành động trong văn hóa Chính trị Hồ Chí Minh - Đại tá, TS Nguyễn Hữu lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Triết lý hành động trong văn hóa Chính trị Hồ Chí Minh - Đại tá, TS Nguyễn Hữu lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Triết lý hành động là những quan điểm lý luận ở tầm chân lý, được rút ra từ hoạt động thực tiễn để chỉ đạo mọi hành động cải tạo và biến đổi hiện thực.

Mục lục bài viết

605

Đại tá, TS NGUYỄN HỮU LẬP (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Đã đăng Tạp chí Giáo dục lý luận chính tri quân sự, số 1 (173), 2019.

Tóm tắt: Ho Chi Minh's political culture is a whole range of values created by himself during the revolutionary activities, including values of ideology, behavior and political personality. In it, the philosophy of action is a core value, which guides all acts and political actions. That philosophy is the decisive factor to make Ho Chi Minh - a great thinker; outstanding culture; The hero freed the nation and contributed to create a turning point in the development process of the Vietnamese nation. Therefore, clearly defining the historical value and practical meaning of Ho Chi Minh's operational philosophy to apply and promote in the revolutionary period is a matter of deep political significance.

Từ khoá: Văn hoá chính trị; Triết lý hành động; Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Triết lý hành động là những quan điểm lý luận ở tầm chân lý, được rút ra từ hoạt động thực tiễn để chỉ đạo mọi hành động cải tạo và biến đổi hiện thực. Đây là hai mặt của quá trình hoạt động thực tiễn mà mỗi cá nhân với tính cách là thành viên của xã hội cần phải có; là tiền đề, điều kiện của nhau, tác động, chi phối và bổ sung cho nhau. Ai cũng có triết lý hành động của riêng mình, nhưng sự khác nhau giữa chúng là ở mức độ, phạm vi, tính chất cùa những hành động cụ thể dưới sự chỉ đạo, điều chỉnh của triết lý đó. Với tư cách là lãnh tụ của dân tộc, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho độc lập, tự do cùa Tổ quốc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân - triết lý hành động Hồ Chí Minh đã trở thành chân lý trong việc chỉ đạo và điều chình mọi hoạt động cách mạng; là giá trị cốt lõi trong văn hoá chính trị của Người, là di sản quý báu mà Người để lại cho nhân dân Việt Nam.

Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh là một nhà chính trị thực tiễn, một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Người đã nghĩ đến việc tìm cách thay đổi chế độ chính trị thuộc địa, nửa phong kiến ở Việt Nam để Tổ quốc mình thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ. Cho đến cuối đời, Người cũng chỉ có một mong muốn duy nhất là, “...xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh’’(1). Ý thức rõ rằng, mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó chỉ có thể được hiện thực hoá thông qua một quá trình cách mạng lâu dài, mà động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã xác định một triết lý hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của mình là: “...việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” (1). Đó là triết lý hành động vì thắng lợi của cách mạng và vì quần chúng nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Bởi lẽ, mọi suy nghĩ, hành động của Người đều chĩ nhằm phát huy cao nhất tiềm năng cách mạng của quần chúng để làm thay đổi diện mạo đời sống chính trị, tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân thực sự là người làm chủ quyền lực nhà nước, được hưởng đầy đủ và có chất lượng các quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người trong môi trường chính trị bình đẳng.

Ở Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa nhận thức và hành vi, tư tưởng và hành động. Do đó, triết lý hành động của Người không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà luôn biểu hiện sinh động trong mọi hoạt động thực tiễn từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Chẳng hạn như: khi chưa hiểu "...đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì” (2), thì Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, vì họ đồng tình với Người về cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức; còn khi đã được tiếp cận Luận cương của Lênin và hiểu về Quốc tế Cộng sản, thì Người lại bỏ phiếu cho việc ra đời Đảng Cộng sản Pháp; trong lúc học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng Người chỉ chọn chủ nghĩa Lênin, vì đây là hệ thống lý luận có lợi cho nhân dân. Hay, mặc dù đã khảo sát và lựa chọn mô hình nhà nước công nông của Cách mạng Nga, nhưng Người luôn mong muốn “...làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” (3). Do vậy, khi nhận thấy, ngoài công, nông còn có các giai cấp, tầng lớp khác, nên để bảo đảm quyền lợi của số đông, Người đã chủ trương xây dựng Nhà nước Dân chủ Nhân dân sau khi cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi; để giữ được chính quyền cách mạng và nền độc lập vừa mới giành được trong lúc thù trong, giặc ngoài liên minh chống phá, Người đã lấy quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân làm cái bất biến để có thề ứng xử linh hoạt trước các thủ đoạn của kẻ thù. Bên cạnh những việc lớn lao, có tính chiến lược, lâu dài của cách mạng, Người cũng luôn quan tâm đến những ngành, những giới, những tổ chức, cá nhân cụ thể, đặc biệt là những người: khó khăn, yếu thế trong xã hội.

Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị lịch sử sâu sắc, mà còn có ý nghĩa hiện thực to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh: triết lý hành động Hồ Chí Minh là cơ sở tất yếu của việc Người tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đem lại cho dân tộc Việt Nam hệ tư tưởng cách mạng, khoa học nhất của thời đại và là cơ sở để Người trở thành một nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc. Triết lý hành động mang tầm chân lý đó chăng những có vai trò to lớn trong việc ra đời một đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam, thức tỉnh tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân, mà còn chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về con đường, lực lượng, phương pháp cách mạng và tạo nên bước ngoặt vĩ đại để Việt Nam sánh bước cùng thời đại trên cọn đường tiến đến văn minh, hiện đại. Bằng việc thiết lập một mô hình nhà nước đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, Người đã tạo nên sự đồng thuận xã hội và khối đoàn kết dân tộc vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc và bảo vệ thành quả cách mạng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc đã có sự thay đổi lớn cả về nội dung và hình thức. Nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức gay gắt đang đặt ra trên con đường phát triển của đất nước. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của đảng - những chủ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân đã và đang suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sống, hành động không vì lợi ích của nhân dân, mà vì lợi ích cá nhân. Điều đó vừa làm chậm tốc độ phát triển của đất nước, tạo nên sự bức xúc, bất mãn trong nhân dân, làm phai mờ tính chính đáng, hình ảnh tốt đẹp của chính quyền cách mạng. Do đó, nếu triết lý hành động Hồ Chí Minh được quán triệt và biểu ra trong mọi hành vi, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, sẽ là yếu tố then chốt đề củng cố, tăng cường niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với nhà nước, quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của dân tộc, sự tồn vong của chế độ chính trị và là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân.

Phát huy vai trò cùa triết lý hành động Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay, cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tức là luôn kiên định mục tiêu “...xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(1) như điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ động đổi mới, phát triển lý luận trên cơ sở đòi hỏi của thực tiễn, lựa chọn các mục tiêu ưu tiên phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Bảo đảm sự hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng, dân chủ, bảo vệ môi trường sống và sinh kế của nhân dân trên các vùng, miền cụ thể, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và sự phân hoá xã hội do mất cân đối trong phát triển.

Để phát huy vai trò của triết lý hành động Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nạy, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Một là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người có chức, có quyền về bản chất của quyền lực và về quyền hạn, trách nhiệm của mỗi chức danh cụ thể trong hệ thống chính trị. Hai là, phát huy cao độ vai trò của Đảng chính trị, hội đồng nhân dân các cấp vặ đội ngũ các nhà khoa học trên tinh thẩn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật trong việc đánh giá tác động của các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Ba là, cấp uỷ, chính quyền các cấp phải thực sự cầu thị, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giải quyết thấu đáo những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân, trước hết là những bức xúc của người dân với chính quyền cơ sở. Bốn là, xử lý nghiêm khắc, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ, công chức lạm quyền, độc đoán, nhũng nhiêu nhân dân, tham nhũng, lãng phí. Xác lập cơ chê chịu trách nhiệm suốt đời của cán bộ các cấp trước những quyết định của mình và trước tài sản của Nhà nước. Năm là, hoàn thiện cơ chế, phát huy cao độ vai trò giám sát, kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân, các phương tiện truyền thông đại chúng.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 91
Trong tuần: 366
Lượt truy cập: 362289
Lên đầu trang