Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Thay đổi trọng tâm, NATO coi Trung Quốc là thách thức an ninh toàn cầu

In bài viết
Thay đổi trọng tâm, NATO coi Trung Quốc là thách thức an ninh toàn cầu

Các nhà lãnh đạo NATO hôm 14/6 đã bày tỏ quan ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển lớn của liên minh vốn chủ yếu tập trung vào bảo vệ khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Mục lục bài viết

204

Theo New York Times, đây là lần đầu tiên lãnh đạo NATO miêu tả ảnh hưởng quân sự ngày càng mở rộng của Trung Quốc bằng một thông điệp đối đầu như vậy trong tuyên bố chung.

Mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng tăng

Lần đầu NATO nhắc tới Trung Quốc trong một tuyên bố là ở hội nghị thượng đỉnh năm 2019 ở London (khi đó Trung Quốc chưa bị đưa vào tuyên bố chung chính thức). Mối lo ngại về Bắc Kinh tiếp tục tăng nhanh kể từ đó.

Cả Tổng thống Biden và Tổng thống Donald J. Trump đều nhấn mạnh tới mối đe dọa từ Trung Quốc, cả trên góc độ chi tiêu quân sự cũng như các tham vọng ảnh hưởng khác.

 

 

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO. Ảnh: Reuters.

Trong lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh của NATO, Tổng thống Joe Biden kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin lùi bước trước các hành động khiêu khích nhắm vào Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Cùng với các nhà lãnh đạo NATO, Mỹ cũng cáo buộc Moscow và Bắc Kinh về các hành động tiêu cực của hai quốc gia, theo AP.

Sau bốn năm dưới thời cựu Tổng thống Trump, lời lẽ đanh thép của ông Biden dành cho Nga, đặt bên cạnh những cử chỉ thân mật của ông và các đồng minh NATO đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại Mỹ.

Nỗ lực trên nhấn mạnh cam kết mới của Mỹ đối với liên minh 30 quốc gia của NATO, tổ chức thường xuyên bị người tiền nhiệm Donald Trump lạnh nhạt.

Trong cuộc gặp hôm 16/6 sắp tới với Tổng thống Putin, ông Biden nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo NATO với kế hoạch thúc ép người đứng đầu nước Nga ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ quốc gia này vào phương Tây, chấm dứt trấn áp bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến ​​và ngừng can thiệp vào các cuộc bầu cử bên ngoài.

"Trong trường hợp ông ấy lựa chọn, có những lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác", ông Biden cho biết. “Và nếu ông ấy quyết định không hợp tác và hành động như cách ông đã làm trong quá khứ, chúng tôi sẽ đáp lại một cách tương xứng”.

Các nhà lãnh đạo NATO đã có những hành động mạnh mẽ nhằm vào Nga, trong bối cảnh Nga liên tục có những hoạt động tăng cường quân sự gần biên giới NATO, trong khi máy bay Nga cũng liên tục vi phạm không phận các thành viên của tổ chức.

NATO cho rằng Nga đã tăng cường các hành động chống lại các nước thành viên, bằng cách cố gắng can thiệp vào các cuộc bầu cử, đe dọa chính trị và kinh tế, thúc đẩy các chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch và các hoạt động "độc hại” trên không gian mạng.

"Sẽ không thể quay trở lại 'hoạt động bình thường', cho đến khi Nga thể hiện thái độ tuân thủ luật pháp quốc tế, cũng như các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế", lãnh đạo NATO khẳng định.

Tuyên bố của các lãnh đạo NATO cũng coi Trung Quốc là thách thức an ninh thường xuyên, và chỉ trích Bắc Kinh đang nỗ lực phá hoại trật tự toàn cầu. Thông điệp này liền mạch với lời kêu gọi của Tổng thống Biden trong nỗ lực đối đầu với Bắc Kinh trên các lĩnh vực về thương mại và quân sự.

Trong tuyên bố, lãnh đạo NATO cho rằng các mục tiêu và “hành vi quyết liệt của Trung Quốc" tạo ra "thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" và ảnh hưởng đến "các khía cạnh an ninh của liên minh”.

Bên cạnh đó, các nguyên thủ quốc gia bày tỏ lo ngại về cách thức Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang và việc sử dụng các thông tin sai lệch. Thông cáo mới của Brussels khẳng định rằng các quốc gia NATO “sẽ can dự với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của liên minh”.

Trước đó, ông Biden đã có ba ngày tham vấn với nhóm G7 ở Anh. Tại Cornwall, ông Biden đã xúc tiến tổ chức ra thông cáo chung nhằm lên tiếng cảnh báo về các hành động của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại khác biệt giữa các đồng minh trong quan điểm chỉ trích Trung Quốc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng NATO “không nên quá lời” khi gọi Trung Quốc là mối đe dọa, vì giống như Moscow, Bắc Kinh cũng là một đối tác trong một số lĩnh vực. Trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Đức, bà Merkel cho biết quan trọng là phải “tìm được sự cân bằng thích hợp”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi NATO không để Trung Quốc khiến tổ chức này phân tâm khỏi các vấn đề cấp bách hơn, bao gồm cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề an ninh liên quan đến Nga.

“Điều rất quan trọng là không phân tán nỗ lực và không để xuất hiện thành kiến ​​trong mối quan hệ với Trung Quốc", ông Macron nói.

Thắt chặt quan hệ với NATO và các đồng minh

Trong bối cảnh Tổng thống Biden đến dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO đầu tiên với tư cách người đứng đầu Nhà Trắng, các thành viên NATO cũng nhấn mạnh đây là thời điểm rất quan trọng với tổ chức.

Ông Biden đã ngồi lại với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg để nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với Điều 5 trong hiến chương của liên minh, quy định rằng bất kỳ cuộc tấn công vào một thành viên cũng được xem là tấn công vào toàn bộ liên minh và phải được đáp lại bằng phản ứng tập thể.

"Chúng tôi xem Điều 5 như một nghĩa vụ thiêng liêng," Tổng thống Biden nói. "Tôi muốn NATO biết Mỹ đang ở đây", ông cho biết.

Phạm Ân (https://zingnews.vn)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-06-2021

Đánh giá

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
QC
20230905_015457
image001

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

Lượt truy cập
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 18
Trong tuần: 771
Lượt truy cập: 491241

Loading...
Lên đầu trang