Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Thấy gì từ lời hứa của Trung Quốc ở Biển Đông?

In bài viết
Thấy gì từ lời hứa của Trung Quốc ở Biển Đông?

TTO - Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 54 năm nay, cùng chuỗi 20 hội nghị kèm theo, tuy trực tuyến "nhà ai, người ấy ở" và không chạm trán bằng xương bằng thịt song đang diễn ra trong một bầu không khí căng thẳng hơn năm ngoái.

Mục lục bài viết

229

Thật vậy, không rõ có mấy nước ASEAN hoan hỉ và cả tin khi nghe Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trịnh trọng hứa hẹn với họ trên màn hình rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa ra yêu sách gì thêm nữa ở Nam Hải (tức Biển Đông) và rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ động thái đơn phương nào để gia tăng tranh chấp về đường hàng hải này.

Không đầy một ngày trước đó, Trung Quốc đã yêu cầu Đức làm rõ ý đồ phái khinh hạm Bayern của hải quân nước này đi qua Biển Đông, bằng không sẽ bị bác đơn ghé bến Thượng Hải - một câu hỏi mà suốt hải trình đi qua các bến Djibouti, Karachi, Diego Garcia, Perth… chẳng nước nào cật vấn.

Không chỉ Đức, hải quân Anh tuần rồi vô Biển Đông cũng bị Bắc Kinh lớn tiếng "ai cho vô?". Các ngư dân Việt Nam hằng ngày đưa tàu ra vùng biển của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa đánh cá cũng thường xuyên bị ức hiếp.

Câu chuyện mà ông Vương Nghị và câu chuyện xét "giấy đi đường" của khinh hạm Bayern rõ ràng lộ ra là hai câu chuyện hoàn toàn khác về nói và làm của Bắc Kinh: không yêu sách gì nữa, song cứ xét hỏi.

Cũng may là không yêu sách gì hơn nữa, chớ với chừng đó yêu sách gom lại thành đường 9 đoạn cũng đã là 80% Biển Đông rồi, lấy chỗ đâu tàu bè các nước qua lại? Song đáng nói ở chỗ: những yêu sách mà ông Vương cho là tạm đủ (đường lưỡi bò) đã bị tòa trọng tài ra phán quyết bác bỏ cách đây 5 năm. Nên ông ấy có hứa không yêu sách gì thêm nữa cũng bằng thừa!

Rõ ràng chuyện chặn đường vào Biển Đông là điều mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi không thể chấp nhận.

Trong cuộc họp trực tuyến với các đồng sự ASEAN hôm 3-8, ông Motegi cho biết Nhật Bản chống lại mọi nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông cổ võ: "Nay khi chúng ta đối mặt với thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, điều quan trọng là chúng ta phải duy trì và củng cố các nguyên tắc pháp quyền và minh bạch ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Điều mà ông Motegi chủ súy lại mâu thuẫn với điều mà ông Vương Nghị chủ trương, nên không lấy làm lạ khi nghe nhà ngoại giao Trung Quốc kịch liệt đả phá: "Chúng ta phải cảnh giác rằng các nước ngoài khu vực đang công khai can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trong khu vực, gieo rắc mối bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, gửi một số lượng lớn tàu và máy bay tân tiến để khiêu khích tứ bề, và đã trở thành những kẻ phá hoại hòa bình và ổn định ở Nam Hải".

Không dừng ở đó, ông Vương Nghị thuyết giảng các bộ trưởng ASEAN: "Nam Hải không là và không nên trở thành đấu trường giác đấu cho các trò chơi quyền lực lớn và chúng ta không thể cho phép chúng phá hoại tình hình hòa bình và ổn định tốt đẹp trong khu vực".

Tất nhiên, không ai muốn không gian trước nhà mình biến thành võ đài của các "ông lớn" để bị mất an ninh. Đây là một luận điểm rất thuận lý lẽ thông thường cũng như luận điểm "cạnh tranh giữa các cường quốc", nhưng nó lại là luận điểm dễ ru ngủ những ai quên đi đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả.

Luận điểm này, cùng với lời hứa "không đòi thêm yêu sách gì nữa" của ông Vương Nghị, dễ ru ngủ đối phương để làm quên đi những sự việc mà chỉ cần một chút hớ hênh sẽ ôm hận suốt đời. Tỉ như câu chuyện 200 tàu Trung Quốc dàn hàng ngang ở đá Ba Đầu mới đây.

Trong bối cảnh đó, South China Morning Post - một tờ báo của Hong Kong trước kia rất nổi tiếng và giờ có khuynh hướng thân Bắc Kinh - hôm 30-7 đã hoan hỉ loan tin các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN được nối lại sau khi bị đình trệ bởi đại dịch COVID-19.

Thật ra, 20 năm trước, khi ký Bản tuyên bố ứng xử (DOC), mấy ai nghĩ (trừ một nước) có lúc bản tuyên bố bằng danh dự đó sẽ bị vi phạm đến mức phải được nâng lên thành một bộ quy tắc ứng xử rõ ràng.

Tàu chiến Đức trở lại Biển Đông

2aaln3insvdmnilmvedaqnua64 5(read-only)
 

Khinh hạm Bayern của hải quân Đức lên đường đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày 2-8 - Ảnh: GERMAN NAVY

Hôm 2-8, khinh hạm Bayern của Đức đã khởi hành sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong hành trình "huấn luyện và tăng cường hiện diện" kéo dài nửa năm với nhiều hoạt động.

Hải trình được Bộ Quốc phòng Đức công bố ngày 2-8 cho thấy sau khi vượt kênh đào Suez, tàu Bayern sẽ ghé Djibouti, Pakistan và Diego Garcia trước khi đến Úc. Từ Úc, chiến hạm này sẽ ghé đảo Guam của Mỹ và cập cảng Nhật Bản.

Sau đó, tàu chiến Đức sẽ thăm Hàn Quốc, di chuyển trên biển Hoa Đông và có kế hoạch ghé Thượng Hải của Trung Quốc (nếu được chấp thuận). Trên hành trình về nước, khinh hạm Bayern sẽ tiến vào Biển Đông, ghé thăm Việt Nam và Singapore dự kiến trong tháng 12.

Đợt triển khai lần này đánh dấu sự trở lại Biển Đông của một tàu chiến Đức sau gần 20 năm vắng bóng.

"Khinh hạm cũng sẽ đi qua Biển Đông. Nước Đức thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) - một khung pháp lý bao trùm và có hiệu lực quốc tế, đặc biệt là quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế được đảm bảo trong UNCLOS, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc được quy định trong đó" - Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khẳng định trong thông cáo ngày 4-8.

BẢO DUY

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
05-08-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 35
Trong ngày: 188
Trong tuần: 413
Lượt truy cập: 456297

Loading...
Lên đầu trang