Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Thế giới hôm nay: 09/06/2021

In bài viết
Thế giới hôm nay: 09/06/2021

Nguồn: The Economist - Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy (nghiencuuquocte.org)

Mục lục bài viết

186

9-6-2021

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thu hồi hầu hết số tiền chuộc Colonial Pipeline trả cho tin tặc vào tháng trước. Công ty đã giao 75 bitcoin (khi đó trị giá hơn 4 triệu đô la) cho DarkSide sau khi nhóm tội phạm mạng này làm tê liệt mạng lưới nhiên liệu của hãng, gây hậu quả nghiêm trọng dọc bờ đông nước Mỹ. Bộ đã truy dấu và thu hồi 63,7 bitcoin, trị giá khoảng 2,3 triệu đô la sau khi giá bitcoin giảm.

Một số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới đã sập vì sự cố của Fastly, một nền tảng điện toán đám mây được dùng để giúp các trang web tải nhanh hơn. Amazon, eBay, Paypal, Twitter và nhiều trang tin tức nằm trong danh sách các nạn nhân của sự cố trong mạng phân phối nội dung do Fastly điều hành. Các trang sập khoảng một giờ trước khi công ty khắc phục sự cố.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ thành lập một “đội phản ứng thương mại chuỗi cung ứng” để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung và các hành vi thương mại không công bằng. Cơ quan này, có lẽ chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, sẽ đi tìm các vi phạm thương mại có thể gây tổn hại đến năng lực ngành chế tạo của Mỹ. Ông Biden đã cam kết đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Google cho biết các công cụ tìm kiếm thay thế sẽ được liệt kê ở mục tùy chọn trình duyệt web mặc định trên các thiết bị Android của họ ở EU, hoàn toàn miễn phí. Gã khổng lồ công nghệ đã bị khối này phạt 4,2 tỷ euro (5,2 tỷ USD) hồi năm 2018 vì thiên vị công cụ tìm kiếm của riêng họ. Năm 2019, họ đồng ý liệt kê các trình duyệt khác, nhưng cho biết các đối thủ sẽ phải trả một khoản phí.

Carrie Lam, trưởng đặc khu Hồng Kông, cho biết thành phố sẽ tiếp tục mời các thẩm phán nước ngoài ngồi tòa. Tuần trước Brenda Hale, một cựu thẩm phán người Anh, cho biết bà sẽ nghỉ hưu khỏi tòa án cao nhất Hồng Kông vào tháng tới. Quốc tế đang ngày càng quan tâm đến hệ thống pháp lý của thành phố kể từ khi có luật an ninh quốc gia hà khắc hồi năm ngoái.

Cảnh sát trên khắp thế giới đột kích vào một mạng lưới tội phạm được tổ chức lỏng lẻo, bằng cách lừa chúng nghĩ rằng đang sử dụng một ứng dụng nhắn tin mã hóa. Những kẻ này đã tải xuống “ANoM” – của FBI – vì vậy hoàn toàn bị cảnh sát nắm bắt. Mười tám quốc gia tham gia vụ này; và đã có ít nhất 250 vụ bắt giữ đồng loạt. Cảnh sát Úc cho biết họ phá vỡ 21 âm mưu giết người.

Một tòa án Ghana đã từ chối cấp tiền bảo lãnh cho 21 nhà hoạt động vì quyền đồng tính. Họ bị bắt gần ba tuần trước: bị buộc tội sở hữu sách và tờ rơi có thông tin về các vấn đề LGBT. Thúc đẩy quyền của người đồng tính là hợp pháp ở Ghana, nhưng quan hệ tình dục đồng tính nam có thể bị phạt tù tới ba năm. Cộng đồng LGBT cũng lên tiếng về tình trạng ngược đãi gia tăng trong những tháng gần đây.

TIÊU ĐIỂM

Có dấu hiệu lạm phát toàn cầu

Giá bán hàng xuất xưởng trên thế giới tăng vọt chắc chắn làm dấy lên lo ngại về lạm phát toàn cầu. Dữ liệu được công bố hôm nay dự kiến sẽ cho thấy giá sản xuất của Trung Quốc tăng 8% trong tháng 5 so với năm trước, mức tăng nhanh nhất trong hơn một thập niên qua. Kết hợp với đồng nhân dân tệ mạnh hơn và chi phí vận chuyển tăng cao, nó có thể sớm khiến hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc tăng giá trên khắp thế giới.

Báo động về lạm phát lan ra từ Trung Quốc nhiều khi bị thổi phồng. Nguyên nhân chính là do phục hồi nhu cầu hàng hóa toàn cầu và nguồn cung bị gián đoạn. Các nhà sản xuất Trung Quốc đang hấp thụ bớt một phần đợt tăng giá này. Giá tiêu dùng có thể chỉ tăng 1,5% trong tháng 5 so với một năm trước đó, bằng chứng cho thấy các công ty đang thu lợi nhuận thấp hơn. Người ta kỳ vọng khi vắc-xin được tung ra rộng rãi, mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống, chứ không chỉ hàng hóa trên các trang web thương mại điện tử. Điều đó sẽ làm giảm áp lực lên giá hàng hóa

Tòa án Nga xử vụ Navalny

Một tòa án Nga hôm nay tiếp tục nhắm vào phe đối lập chính trị của đất nước. Vụ án này do cơ quan an ninh Nga đưa ra nhằm tìm cách đặt các tổ chức của Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập bị bỏ tù, ra ngoài vòng pháp luật. Phiên tòa đã được nhà chức trách xác định là bí mật nhà nước. Tổ chức chống tham nhũng và mạng lưới khu vực của ông Navalny đã bị gán cho là tổ chức cực đoan, ngang với Nhà nước Hồi giáo hay al-Qaeda.

Phiên tòa có tất cả những chi tiết của một quy trình pháp lý — thẩm phán, công tố viên và luật sư. Nhưng đó là một quy trình mang tính chính trị với phần pháp lý mỏng manh, một phần của cuộc thanh trừng ở nước Nga kể từ tháng 8, khi ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh. Việc ông bị cầm tù sau đó đã cực đoan hóa chính trị và dẫn đến một chuỗi đàn áp nhắm vào các phong trào đối lập. Với việc tòa án được bảo vệ bởi ngành an ninh, phán quyết là hoàn toàn có thể đoán trước. Song hậu quả chính trị của nó thì khó đoán định hơn.

Mỹ thông qua dự luật tăng tài trợ nghiên cứu khoa học

Thượng viện Hoa Kỳ sẽ sớm thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới. Nó được coi là một khoản đầu tư cho nghiên cứu mang tính bước ngoặt. Hiện Mỹ rất cần khoản tiền này. Tài trợ nghiên cứu của liên bang, vốn sẽ đưa đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai, đã giảm trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, dự luật không lớn như phiên bản trước. Trước đây 100 tỷ đô la dự kiến được đầu tư cho một ban quản lý công nghệ mới thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia. Các chuyên gia đổi mới đã rất phấn khởi. Ban quản lý mới dự kiến sẽ được mô phỏng theo Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến, một văn phòng nghiên cứu quốc phòng thành công rực rỡ vốn giúp tài trợ các dự án đã dẫn đến sự ra đời của internet và vắc-xin mRNA.

Song đấu đá chính trị đã khiến nó teo đi đáng kể. Ban quản lý mới sẽ chỉ nhận khoảng 4 tỷ đô la tài trợ. Các thượng nghị sĩ đã thu nhỏ khoản tài trợ này để chuyển sang tài trợ cho một số sửa đổi khác liên quan. Nhưng những người ủng hộ tăng tài trợ nói họ không buồn phiền. Dự luật này không hoàn hảo, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
09-06-2021

Đánh giá

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
QC
20230905_015457
image001

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

Lượt truy cập
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 25
Trong tuần: 777
Lượt truy cập: 491335

Loading...
Lên đầu trang