Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Trung - Hàn "khẩu chiến" đặc trưng văn hóa: Từ ẩm thực cho tới trang phục

In bài viết
Trung - Hàn "khẩu chiến" đặc trưng văn hóa: Từ ẩm thực cho tới trang phục

Từ lâu, mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc không có tiến triển tốt. Những cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra từ hơn 30 năm trước và vẫn kéo dài cho đến ngày nay.

Mục lục bài viết

376

Thể loại phim siêu nhiên từ lâu đã trở nên quen thuộc với khán giả đại chúng. Tại Hàn Quốc, những bộ phim này thường có nội dung về zombie (xác sống) và lấy bối cảnh một triều đại trung cổ.

Tháng 3 vừa qua, bộ phim Joseon Exorcist (tựa Việt: Pháp sư trừ tà Triều Tiên) về đề tài siêu nhiên xác sống đã được ra mắt khán giả. Tuy nhiên, tác phẩm vướng loạt lùm xùm lịch sử văn hóa nghiêm trọng đến mức phải ngừng phát sóng vô thời hạn khi chỉ vừa khởi chiếu 2 tập phim.

Những món ăn Trung Quốc xuất hiện từ thời Joseon khiến cư dân mạng Hàn Quốc dậy sóng 

Ngay tập 1 Joseon Exorcist, sự xuất hiện của nhiều món ăn Trung Quốc như bánh trung thu, bánh bao, rượu,... hay khung cảnh ngôi nhà mang phong cách Trung Quốc khiến khán giả xứ kim chi phản ứng dữ dội. Cho rằng phân đoạn phim trên đang xuyên tạc lịch sử Hàn Quốc. Điều này khiến cho gần 20 nhà tài trợ quyết định rút khỏi dự án phim. 

Tờ Economist cho biết, bộ phim Joseon Exorcist chỉ là một trong số những sự kiện rắc rối liên quan đến văn hóa Hàn – Trung thời gian gần đây. Nhiều tháng qua, cư dân mạng Hàn Quốc đã liên tục phản đối sự hiện diện "quá mức" của các nhãn hàng Trung Quốc trên sóng truyền hình, buộc một số diễn viên và nhà đài lên tiếng xin lỗi.

Họ thậm chí còn phẫn nộ hơn khi đại diện truyền thông của chính phủ Trung Quốc tuyên bố, những nét đặc trưng thuộc văn hóa Hàn Quốc như kim chi, samgyetang (món súp gà nhân sâm), bộ trang phục truyền thống hanbok, trên thực tế đều đến từ... Trung Quốc.

Tháng 4 vừa qua, gần 700.000 người Hàn Quốc đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu chính phủ không "giao đất cho Trung Quốc", thông qua hình thức cấp phép xây dựng một khách sạn và công viên văn hóa theo chủ đề Trung Quốc ở tỉnh Gangwon, miền đông bắc Hàn Quốc. Đáp lại thỉnh cầu này, các nhà hoạch định đã hủy bỏ dự án.

 

Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng văn hóa nước họ bị Hàn Quốc "sao chép" và "ăn cắp"

Từ lâu, Hàn Quốc và Trung Quốc đã có những quan điểm xung đột khi nhắc đến nhau. Trong lịch sử phong kiến, Hàn Quốc từng là nước chư hầu và tiến cống cho các triều đại Trung Quốc. Người dân Hàn Quốc cảm thấy không vui về điều này, cộng thêm việc quân đội Trung Quốc từng tàn sát người Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên nhằm giải cứu chế độ chuyên chế ở Bắc Triều.

Về sau, nhiều người Hàn Quốc hạ thấp Trung Quốc, cho rằng quốc gia này chuyên quyền và lạc hậu, tuy vậy họ không thể phủ nhận những tác động của nước bạn lên sự thành công của nền kinh tế trong nước.

 

 

 

Ngược lại, một bộ phận người Trung Quốc cho rằng nền văn hóa Hàn Quốc bắt nguồn từ nước họ và điều đó đôi khi cần phải được đặt đúng vị trí. "Người Hàn Quốc tin rằng nền văn hóa của mình độc nhất và không liên quan đến Trung Quốc, trong khi Trung Quốc nghĩ ngược lại, rằng Hàn Quốc đã vay mượn nền văn hóa từ họ", giáo sư Lee Moon-ki tại Đại học Sejong, Seoul cho biết.

Hàn Quốc vốn nổi tiếng với kim chi, nhưng Trung Quốc cho rằng thực chất món ăn này bắt nguồn từ nước họ

Vào năm 1992, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, những căng thẳng này đã bắt đầu phát sinh, mà phần lớn đến từ cách tiếp cận lịch sử khác nhau giữa đôi bên.

Một đài tưởng niệm của Trung Quốc tri ân những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là khởi nguồn cho những tranh cãi vào những năm 1990. Mười năm sau, một vụ việc ồn ào khác tiếp tục nổ ra khi Trung Quốc công bố tìm thấy một vương triều cổ đại nằm giữa biên giới Trung – Hàn ngày nay.

Người Hàn Quốc coi rằng đó là một nỗ lực nhằm chỉnh sửa lại lịch sử của nước họ từ phía Trung Quốc. Hai quốc gia giờ đây đang trượt vào một cuộc đọ sức dài hơi, mà lần này những luận điểm tranh cãi sẽ được lan truyền mạnh mẽ hơn trên các phương tiện truyền thông số.

Phía Hàn Quốc cho rằng, chính sách của giới chức Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán và tham vọng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "không ngừng đề cập đến Giấc mơ Trung Quốc về việc tìm lại những vinh quang trong quá khứ sau 100 năm đau thương", ông Lee cho biết.

Giáo sư Min Kwi-sik từ Đại học Hanyang cho rằng cách truyền tải và giáo dục của giới chức Trung Quốc đã khuyến khích người dân lặp đi lặp lại những tuyên bố độc hại, chẳng hạn như Trung Quốc đã phát minh ra món kim chi. Món ăn được coi là đặc trưng xứ Hàn.

Thông qua sự tương tác trên mạng xã hội, đây là nơi tuyệt vời để truyền bá những thông tin xung đột và chôn vùi các giải pháp, ông Min cho biết. Kể cả những tư tưởng của một bộ phận thiểu số cũng có thể lan truyền trên Internet. Ví dụ mới đây, cư dân mạng Hàn Quốc và Trung Quốc đã "khẩu chiến" về nguồn gốc trang phục truyền thống hanbok. Phía Trung Quốc cho rằng nó bắt nguồn từ bộ hanfu của nước họ.

Về phần mình, Trung Quốc từng phát động một cuộc tẩy chay kinh tế vào năm 2017, nhằm đáp trả việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ THAAD. Khi đó, hoạt động của hàng loạt tập đoàn lớn của Hàn Quốc tại Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn, đến mức phải cầu cứu chính phủ Hàn Quốc. Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bao gồm Lotte, Kia, Hyundai và Orion.   

Giáo sư Shin Gi-wook từ Đại học Stanford cho rằng qua những sự việc như vậy, Hàn Quốc đã rút ra một  bài học rằng "Trung Quốc thật sự là một cường quốc hung hãn".

Nhắc đến Trung Quốc, nhiều người trẻ Hàn Quốc cho biết họ không quá ấn tượng về quốc gia này, đặc biệt là khi so sánh với các nước láng giềng khác hay Mỹ. "Giới trẻ ở đây không biết nhiều về Trung Quốc như Mỹ, vì vậy họ ít có thái độ phân biệt giữa đất nước, người dân và chính phủ", Kim Woo-jin, 25 tuổi từ Seoul cho biết.

Hiện tại, vấn đề mâu thuẫn chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn hóa ẩm thực và truyền hình. Những quan điểm trái chiều hầu như không ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao được chính phủ Hàn Quốc xúc tiến cẩn trọng khi xem Trung Quốc là đối tác chiến lược, trong khi vẫn nhấn mạnh vai trò trung tâm của liên minh an ninh với Mỹ.

Ngay cả khi các quan chức Trung Quốc làm dậy sóng về những phát ngôn về nguồn gốc của kim chi, các chủ cửa hàng và nhà hàng người Hoa cho biết không gặp khó khăn trong việc kinh doanh, mua bán. Hai năm trước, Hàn Quốc từng nổi lên làn sóng tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản và nhiều hàng quán bán đồ Nhật.

Mời bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm.

Ngọc Diệp - https://vnreview.vn (Theo Economist)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
28-06-2021

Đánh giá

  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 3
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 2
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 1
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 3
  • Nhận diện tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

    Có thể khẳng định ngay rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật đặc biệt nguy hại. Về hình thức, nó không chỉ ẩn dấu tinh vi, không bộc lộ qua những vụ việc cụ thể nên khó nhận diện, khó nắm bắt, khó định danh. Về tác hại, tham nhũng chính sách gây ra hệ quả lâu dài, to lớn. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 18

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 3
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 2
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 1
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 3
  • Nhận diện tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

    Có thể khẳng định ngay rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật đặc biệt nguy hại. Về hình thức, nó không chỉ ẩn dấu tinh vi, không bộc lộ qua những vụ việc cụ thể nên khó nhận diện, khó nắm bắt, khó định danh. Về tác hại, tham nhũng chính sách gây ra hệ quả lâu dài, to lớn. 
    Ngày: 09-10-2024
    Lượt xem: 18

Lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Trong ngày: 14
Trong tuần: 451
Lượt truy cập: 453716

Loading...
Lên đầu trang