Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Vì sao người biểu tình Myanmar giận dữ với Trung Quốc?

In bài viết
Vì sao người biểu tình Myanmar giận dữ với Trung Quốc?

Dân trí

 Hàng chục nhà máy do Trung Quốc đầu tư bị đốt cháy tại Myanmar dường như là hệ quả của làn sóng phản đối Bắc Kinh kéo dài suốt thời gian qua.

Mục lục bài viết

190

Vì sao người biểu tình Myanmar giận dữ với Trung Quốc? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 14/3 (Ảnh: Reuters).

Khu vực Hlaingthaya ở rìa phía tây thành phố Yangon là một trong những thị trấn lớn nhất và đông dân nhất tại Myanmar. Trên diện tích 67 km2 có gần 700.000 người sinh sống, trong đó gần một nửa làm việc cho khoảng 850 nhà máy tại đây.

Các công nhân ở Hlaingthaya thường mô tả thị trấn này như một nơi đáng sợ, với những vụ bạo lực như hãm hiếp hay cướp bóc thường xuyên xảy ra. Trong 9 tháng đầu năm 2019, cứ 116 vụ giết người tại Yangon sẽ có một 1 vụ ở Hlaingthaya.

Cuộc khủng hoảng xảy ra tại Hlaingthaya trong những ngày vừa qua thậm chí còn đáng sợ hơn. Ngày 14/3, hơn 20 người đã thiệt mạng tại thị trấn này, khi quân đội Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Tại Shwepyithar, một thị trấn khác ở Yangon, thêm 6 người biểu tình cũng bị trúng đạn, nâng tổng số người tử vong sau đảo chính tại Myanmar lên hơn 100 người.

Cái chết của hàng loạt người biểu tình đã làm dấy lên làn sóng phản kháng tại Myanmar. Đám đông giận dữ mang theo thanh sắt, rìu và xăng phóng hỏa 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư tại Hlaingthaya, khiến 2 nhân viên bị thương và gây thiệt hại lên tới 37 triệu USD.

Các vụ tấn công trên, cùng với sức ép từ Đại sứ quán Trung Quốc, buộc quân đội Myanmar áp đặt thiết quân luật tại Hlaingthaya vào tối 14/3. Tuy vậy, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn lo sợ, thậm chí tự tìm cách trang bị vũ khí để phòng vệ.

Tình trạng bạo lực không chỉ dừng lại ở các nhà máy Trung Quốc. Một số thông tin trên mạng xã hội hôm 15/3 cho thấy, một khách sạn của người Trung Quốc và một số nhà hàng ở Hlaingthaya cũng bị phá hủy.

Một sinh viên tại Đại học Dagon và sống ở phía đông Hlaingthaya cho biết, bạo lực vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm qua.

"Tôi vừa nghe thấy một vài tiếng súng và mọi người bỏ chạy. Có thể nhìn thấy khói ở Dala, dù tôi không biết cái gì đang cháy", nữ sinh 20 tuổi cho biết.

Một số người dân nói rằng trước 4 giờ chiều ngày 15/3, hơn 30 xe tải quân sự chở đầy binh lính đã tới Hlaingthaya.

Theo một bác sĩ giấu tên, sau các vụ tấn công nhằm vào các nhà máy, ít nhất 42 người đã thiệt mạng trong các cuộc đối đầu với lực lượng an ninh. Truyền thông địa phương và các nhân chứng cho biết riêng trong ngày 15/3, 12 người đã thiệt mạng trên khắp Myanmar vì tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.

Làn sóng phản đối Trung Quốc

Vì sao người biểu tình Myanmar giận dữ với Trung Quốc? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lửa bốc lên tại một nhà máy của Trung Quốc ở Hlaingthaya, Myanmar (Ảnh: SCMP).

Các vụ tấn công nhà máy là diễn biến mới nhất của làn sóng chống Trung Quốc bùng nổ ở Myanmar từ sau đảo chính. Những người biểu tình hoài nghi rằng, tại sao Trung Quốc và Nga không đưa ra các tuyên bố cũng như lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào quân đội Myanmar.

Làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc bùng phát mạnh mẽ trong những tuần gần đây, trong khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh lên án cuộc đảo chính tại Myanmar.

Những mục tiêu bị tẩy chay gồm hoa quả Trung Quốc nhập khẩu và điện thoại di động do Huawei - tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc sản xuất. Những người biểu tình cho rằng Huawei đã hỗ trợ quân đội Myanmar thông qua công nghệ nhận diện gương mặt.

Thậm chí, trò chơi trên điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng bị tẩy chay. Hàng nghìn người đã đồng loạt xóa trò chơi do các công ty Moonton và Tencent của Trung Quốc sản xuất. Những ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok cũng bị xóa bỏ.

Trên mạng xã hội, nhiều người kêu gọi phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc chạy qua Myanmar, vốn được sử dụng để kết nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.

Một số chuyên gia cho rằng tình trạng bạo lực phản đối Trung Quốc xuất phát từ tâm lý lo ngại của người Myanmar về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trước đây, công chúng Myanmar đã phản đối các khoản đầu tư của Trung Quốc tại nước này. Họ nghi ngờ động cơ của Trung Quốc cũng như những điều kiện do Bắc Kinh đưa ra khi tuyển dụng người lao động địa phương làm việc các nhà máy của Trung Quốc.

Trung Quốc coi Myanmar là đối tác then chốt trong tham vọng chiến lược của Bắc Kinh đối với khu vực châu Á và Sáng kiến Vành đai Con đường. Tuy nhiên, các dự án của Trung Quốc tại Myanmar luôn vấp phải sự phản kháng, chẳng hạn dự án đập Myitsone trên sông Mekong bị phản đối suốt nhiều năm.

Theo những người chỉ trích, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar chỉ nhằm phục vụ các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh và không mang lại lợi ích cho người lao động tại các địa phương như Hlaingthaya - nơi công nhân làm việc trong các nhà máy may mặc của Trung Quốc chỉ được trả khoảng 5.000 kyat (3,5 USD)/ngày.

Lời kêu gọi trên Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm 14/3 về việc bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục thổi bùng làn sóng giận dữ, với hơn 52.000 bình luận.

"Việc đó có đau đớn không? Vậy còn những người đã chết thì sao?", tài khoản Naing Oo viết.

"Nếu các ông muốn làm ăn yên bình ở Myanmar, hãy tôn trọng người Myanmar. Chấm dứt việc ủng hộ quân đội và hãy đứng về phía người dân Myanmar", tài khoản Aye Myat Kyaw viết.

Trong khi đó, một tài khoản Facebook cảnh báo: "Trung Quốc chỉ nói tới những lợi ích của họ, thay vì những sinh mạng quý giá thiệt mạng trên các đường phố của Myanmar. Trung Quốc chỉ quan tâm tới lợi ích của họ, chứ không quan tâm tới mong mỏi của hàng triệu người dân Myanmar. Họ sẽ nhận lại những gì họ đáng phải nhận".

Thành Đạt

Theo Reuters, AFP, DPA

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
16-03-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 115
Trong tuần: 348
Lượt truy cập: 456198

Loading...
Lên đầu trang