Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập*

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập*

Văn hoá chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng của văn hoá Hồ Chí Minh; là sản phẩm của sự kết hợp, kế thừa và phát triển văn hoá chính trị của cộng đồng dân tộc Việt Nam...

Mục lục bài viết

600

VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY                                                                     

Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập*

Đã đăng Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1 (133), 2012.

Văn hoá chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng của văn hoá Hồ Chí Minh; là sản phẩm của sự kết hợp, kế thừa và phát triển văn hoá chính trị của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá chính trị của nhân loại và giá trị văn hoá chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, có nội dung cối lõi là lý tưởng và hành động nhằm thực hiện triệt, để quyền dân tộc và quyền con người chán chính: là nền tảng của đạo đức, nhân văn và phong cách của Người. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã khẳng định những giá trị và đặc trưng cơ bản trong văn hoá chính trị của Người:

     1. Với Hổ Chí Minh, mọi hoạt, động chính trị là vì dân, dân là gốc, dân là chủ và làm chủ trong chính trị.

Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh từng tiếp xúc với nhiều học thuyết chính trị và nhiều cuộc cách mạng xã hội khác nhau, nhưng với quan điểm tất cả vì dân, cuối cùng Người tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo Cách mạng Tháng Mười Nga. Bởi vì, theo Người: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chán nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(l) và “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nới, nghĩa là dân chúng được hướng cái tự do, bình đẳng thật”(2).

  1. Hồ Chí Minh luôn coi đoàn kết là một trong những động lực phát triển của xã hội, lấy đại đoàn kết làm sức mạnh nền tảng để thực hiện các mục tiêu chính trị. Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, với mục tiêu chính trị rõ ràng, một trong những việc đầu tiên Người nghĩ đến là đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. Năm 1923, trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người khẳng định: “Đối với tôi câu trả lời dã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tố chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra dấu tranh giành tự do độc lập”(3). Với quan điểm ‘Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, Hồ Chí Minh cho rằng: "Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" và Người đã nêu luận điểm: "Đoàn kết, đoàn kết, dại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.
  2. Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng một hệ thống chính trị liêm khiết, khách quan, trung thực và kết hựp chặt chẽ pháp trị với đức trị. Theo Người, Nhà nước phải thực sự là của dân, do dân, vì dân; cán bộ, công chức nhà nước phái là công bộc, là đầy tớ của dân. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phái nêu tấm gương sáng về sự liêm khiết, Người đã dẫn câu nói của Khống Tử: “Người mà không liêm, không bằng súc vật"(l). Với lý tưởng hướng tới sự công bằng cho mọi công dân. Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò. quyền năng của pháp luật trong quản lý xã hội. Theo Người, pháp luật là sự kết tinh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và những giá trị chính trị của cách mạng. Do vậy, pháp luật phải được thấm sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành nhu cầu bên trong của mỗi công dân. Muôn vậy, cùng với việc báo đảm sự nghiêm minh với tính chất bắt buộc của pháp luật, cần phái tăng cường giáo dục đạo đức và sự nêu gương về đạo đức của những người có chức, có quyền, của những nhà chính trị chuyên nghiệp và mọi cán bộ, đảng viên của Đẳng.
  3. Luôn coi trọng hiền tài, đề cao giáo dục dể năng cao dân trí trong tiến trình thực hiện mục tiêu chính trị. Nhận rõ giá trị và sức mạnh của tri thức. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó. Người luôn xác định: "Kiến thiết cần có nhân tài”(2) và "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”(3). Theo Hồ Chí Minh, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ được coi như điều kiện bảo đâm cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và thực hiện triệt để mục tiêu chính trị của cách mạng. Vì vậy, HỒ Chí Minh rất quan tám đến việc xây dựng dội ngũ trí thức, Người chi rõ: “Đảng và Chính phú rất chú ý đến việc giúp anh em trí thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng, đồng thời đào tạo ra trí thức mới từ lớp công nhân, nông dân ra”(4).
  4. Suốt đời kiên trì rèn luyện đạo đức chính trị và coi trọng xây dựng tỉạu đức chính trị chu cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh đã phàn đấu không một mỏi, hy sinh cá cuộc đời cho dộc lập của dân tộc và tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, tạo nên một tấm gương sáng ngời về đạo đức chính trị. Người không quản ngại khó khăn, gian khố, hy sinh, đã làm nhiều công việc khác nhau đê sông và đổ hoạt động cách mạng. Sau khi đất nước dược độc lập, Người luôn tìm mọi cách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bởi theo Người: “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì”. Người đã khẳng định trước: toàn thê quốc dân, dồng' bào rằng: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nói núi non, hoặc ra vào chôn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục dích đó”(l) . Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến công tác xây dựng Đảng và đòi hỏi Đảng phải thực sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc.

Thực tiễn cho thấy, văn hoá chính trị Hồ Chí Minh có giá trị to lớn: đã đưa văn hoá chính trị truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới; tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cảm hoá và phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân, đem lại nhũng thắng lợi vĩ đại cho cách mạng nước ta; trở thành bản sắc, đặc trưng văn hoá chính trị của Đáng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đòi đến nay và tiếp tục là một trong những yêu cầu quan trọng hàng dầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trong tình hình hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng Đảng là: “...phải tiếp tục tiến hành củng có" xây dựng, chỉnh đốn Đảng..., nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, củng cố sự kiên định về mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tăng cường sự thông nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ, tăng cường mối liên hệ mặt thiết với nhân dân...”(2) và “coi dây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chê độ ta”(3).

Như vậy, yêu cầu cơ bản của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đang hiện nay thực chất là làm cho văn hoá chính trị Iỉồ Chí Minh thấm sâu vào mỗi cán bộ, đàng viên, trở thành bản sắc văn hoá chính trị của Đảng ta và tỏa sáng trong giai đoạn cách mạng mới. Để thực hiện được yêu cầu trên đây, cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:

Một là, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong quá trình đối mới. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tương Hồ Chí Minh là nền tảng tưởng, là yếu tố cấu thành không thê thiếu, quy dinh mục tiêu, tính chất của chính trị và chi phôi đến tất cả các chủ thể của văn hoá chính trị. Do vậy, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu quan trọng nhất trong xây dựng văn hoá chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay. Đồng thòi, giữ vững định hướng xã hội chú nghĩa trong quá trình đổi mới, là cơ sở đê xây dựng và phát huy vai trò của văn hoá chính trị, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện văn hoá chính trị Hồ Chí Minh.

Hai là, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương dạo đức IIỒ Chí Minh” đi vào chiều sâu, đặt lên hàng đầu việc “làm theo” với những hành động cụ thể, thiết thực. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ, văn hoá chính trị là nguồn gốc trực tiếp của đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh: nắm được những đặc trưng cơ bản, giá trị và vai trò to lớn của văn hoá chính trị Hồ Chí Minh trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ, đảng viên tích cực. tự giác tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức suốt đời vì dân, vì nước của Hồ Chí Minh.

Ba là, tiến hành một cách kiên trì, thường xuyên, liên tục. để cao vai trò làm gương của các nhà chính trị chuyên nghiệp, người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng vãn hoá chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là một việc làm lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. trước hết là bản thân Đảng, trong đó cấp ủy các cấp, người đứng đầu các tổ chức giữ vai trò quyết định, cần kết họp chặt chẽ giữa ý chí quyết tâm, chủ trương, biện pháp và sự nêu gương của những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền.

Bốn là, cùng vối sự phát triển của kinh tế - xã hội từng bước có chế độ, chính trị phù hợp để cán bộ, công chức có điều kiện thực hành chữ “liêm” và tận tâm cống hiên cho sự nghiệp cách mạng. Hoạt động cách mạng là quá trình đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn, trong đó có sự hoà quyện lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Cán bộ, đảng viên là những người tự giác đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, chấp nhận “khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", song không thể bỏ qua lợi ích cá nhân của họ. Do vậy, để báo đảm sự hài hoà giữa trách nhiệm đảng viên với quyền lợi cá nhân, thì cùng với sự phát, triển của kinh tế - xã hội, cần có chế độ chính sách phù hợp để thúc đẩy sự cống hiến của mỗi cán bộ, đảng viên.

Năm là, dựa chắc vào nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân trong việc củng cố, nâng cao văn hoá chính trị cho cán bộ, đảng viên. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách cần phải tiến hành sau khi đất nước có hòa bình, thống nhất, trong đó có nhiệm vụ chỉnh đốn lại Đảng và Người khẳng định: ‘‘Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vì đại của toàn dân”(l). Sự giảm sút vô văn hoá chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay như suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, mất dân chủ, mất đoàn kết....chỉ có thể được khắc phục khi dựa chắc vào dân. Để phát huy vai trò của dân trong việc củng cố, nâng cao văn hoá chính trị của Đảng, đòi hỏi Đảng phải tin dân, lắng nghe dân, học hỏi dân, thật sự cầu thị trước nhân dân; đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin đầy đủ, chính xác về mọi hoạt động của Đảng, đặc biệt là về chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; có cơ chế cụ thể để nhân dân tham gia tích cực vào công tác xâv dựng, chỉnh đốn Đảng.

 

(I) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính Lrị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 503.

  • Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 240.
  • (3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 96.
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 36
Trong tuần: 286
Lượt truy cập: 361716
Lên đầu trang