CHÍNH TRỊ HỌC
Mỗi nhân cách chính trị đều vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của một nền chính trị. Trong đó, nhân cách chính trị của những vĩ nhân có tác động đến sự tồn vong của nền chính trị đó.
Mục lục bài viết
ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
Đã đăng Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Số 3-2017.
Từ khóa: Hồ Chí Minh; nhân cách chính trị Hồ Chí Minh; thể chế chính trị.
Nhân cách chính trị là bộ phận quan trọng cấu thành nhân cách của một cá nhân trong xã hội có giai cấp, được hình thành, phát triển, hoàn thiện trong quá trình cá nhân đó ứng xử với môi trường chính trị và với các nhân cách chính trị khác. Nó bao gồm những yếu tố tạo thành nét đặc trưng của văn hóa chính trị ở mỗi con người trong một môi trường chính trị nhất định. Có thể khái quát rằng, nhân cách chính trị là cách mà con người sống và thể hiện mình trong một môi trường chính trị cụ thể. Theo đó, môi trường và thể chế chính trị sẽ chi phối, tác động và quy định nhân cách chính trị của cá nhân. Nói cách khác, nhân cách chính trị luôn mang tính xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, với cùng một môi trường và thể chế chính trị nhất định nhưng luôn có sự khác nhau giữa các nhân cách chính trị. Bởi, bên cạnh sự ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan thì nhân cách chính trị của mỗi cá nhân còn bị chi phối bởi nhãn quan chính trị, năng lực chủ quan của chính các cá nhân đó. Vì thế, có những nhân cách tiêu biểu, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của chính trị theo đúng quy luật xã hội, trở thành chuẩn mực chung của một cộng đổng, một quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, cũng có những nhân cách chính trị không phù hợp với sự phát triển của xã hội và trở thành lực cản, thậm chí đi ngược lại mục tiêu xây dựng một thể chế chính trị tiến bộ, dân chủ, nhân văn và nhân đạo.
Lịch sử chính trị Việt Nam cho thấy, môi trường và thể chế chính trị thuộc địa, nửa phong kiến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tạo ra những nhân cách chính trị phục tùng sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản lần đầu vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Người Aixơlen, Ai Cập, Triều Tiên, Ấn Độ, tất cả những người chiến bại hôm qua và nô lệ hôm nay đó, đương đấu tranh dũng cảm cho nển độc lập ngày mai của họ. Riêng người An Nam, thì vẫn cứ thế: sẵn sàng làm nô lệ”1. Tuy nhiên, bên cạnh đó, rất nhiều những nhân cách chính trị Việt Nam không cam chịu thân phận nô lệ và thể chế chính trị áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đã tạo nên phong trào đấu tranh chống Pháp rộng khắp trên cả nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám... Mặc dù vậy, trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các cuộc đấu tranh đó đều chưa giành được thắng lợi.
Với tính cách là tập hợp các giá trị về mục tiêu, lý tưởng, lập trường, bản lĩnh và đạo đức chính trị, nhân cách chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa chính trị của Người. Những giá trị đó có vai trò là nền tảng cho sự hình thành, phát sinh, phát triển và hoàn thiện các nhóm giá trị khác trong văn hóa chính trị như: các giá trị tư tưởng và giá trị hành vi. Trên thực tế, nhân cách chính trị Hổ Chí Minh đã là cơ sở để thức tỉnh tinh thẩn và ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân, phát huy cao độ sức mạnh của quẩn chúng trong đấu tranh cách mạng; tác động trực tiếp đến việc tạo ra các thế hệ cán bộ, đảng viên hết lòng vì dân, vì nước, vì thắng lợi của mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; cảm hóa được những người lầm lỗi và cả những binh lính đối phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Có thể khái quát đặc điểm của nhân cách chính trị Hổ Chí Minh ở mấy điểm như sau: Một là, luôn để cao trách nhiệm cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh vì độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Thực tế cho thấy, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, Tổ quốc ta chìm trong đêm dài nô lệ, nhân dân đói khổ, lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng không giành được thắng lợi. Trước thực trạng đó, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng và nung nấu tư tưởng tìm một con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc, giúp đổng bào mình thoát khỏi cảnh thống khổ của người dân mất nước. Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Người đã nghĩ đến trách nhiệm của cá nhân đối với Tổ quốc và quyết tâm đấu tranh cho độc lập của dân tộc; tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trước nhiều câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc chưa có lời giải, Người đã xác định, phải đi ra nước ngoài xem người ta làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình.
Theo Hồ Chí Minh, xã hội càng phát triển đòi hỏi tính cộng đồng và trách nhiệm cá nhân của con người ngày càng cao. Đặc biệt, trong đấu tranh giai cấp càng cần có sự đoàn kết giữa những cá nhân cùng giai cấp và giữa các giai cấp có chung lợi ích. Mặt khác, Người cho rằng: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Vì vậy, dân là gốc của nước, có dân mới có nước. Tuy nhiên, nước mất thì nhà tan, nước mất độc lập thì dân không thể có tự do. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng, với sự hưng vong của quốc gia, dân tộc. Ý thức rõ điều đó, Hồ Chí Minh đã dấn thân làm cách mạng và chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh, đấu tranh đến hơi thở cuối cùng vì nền độc lập và sự phát triển bến vững của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong nhân cách chính trị Hô Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân là lý tưởng, lẽ sống của Người. Bởi vì, Người cho rằng, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”2. Vì vậy, quan niệm vế độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh có sự phát triển mới về chất so với quan niệm của các sĩ phu yêu nước cùng thời. Thực tế cho thấy, lý tưởng và quan niệm đó đã đưa Người đến với chân lý chính trị của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, là con đường cách mạng vô sản và chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - củng vì mục đích đó”3. Hơn nữa, lý tưởng đó còn là cơ sở để Người suốt đời thực hiện một triết lý hành động, “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”4 Hai là, luôn tìm mọi cách để nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực chính trị và thực sự làm chủ quyền lực chính trị. Với nhân cách chính trị thân dân, gần dân, tất cả vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Hổ Chí Minh chỉ có một ham muốn lớn nhất là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”5. Vì vậy, trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, mặc dù được tiếp xúc với nhiều tư tưởng chính trị, nhiểu con đường cứu nước và chế độ xã hội khác nhau, nhưng Người chỉ tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản và lựa chọn mô hình xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, Người đã so sánh và nhận rõ: muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, và chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới bảo đảm cho nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Do vậy, trong ứng xử chính trị của Hồ Chí Minh, việc xóa bỏ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến và thiết lập chê độ dân chủ nhân dân để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội đểu là tất yếu như nhau. Theo đó, trong tư tưởng và hành động chính trị của Người, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc phải là điều kiện, tiền đề và luôn gắn liền với mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Thực tế cho thấy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã tiến hành ngay các hoạt động nhằm hiện thực hóa vị trí, vai trò của nhân dân đối với quyền lực chính trị như: tổ chức bầu Quốc hội; soạn thảo và ban hành Hiến pháp và các đạo luật... Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Người nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyển tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tồ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu”6. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân không chỉ là chủ, mà còn có trách nhiệm làm chủ trong chính trị. Người chỉ rõ: “Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyển đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đểu nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ”7.
Ba là, Hồ Chí Minh luôn tự mình tu dưỡng đạo đức cách mạng để cống hiến cho nhân dân ngày càng được nhiều hơn. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng là một giá trị nổi bật trong nhân cách chính trị Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”8. Nhận rõ vai trò to lớn của đạo đức cách mạng đối với mục tiêu hiện thực hóa chế độ xã hội chủ nghĩa và đem lại quyền lợi chính trị cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, “dĩ công vi thượng”; luôn đặt lợi ích của Đảng của dân tộc lên trước lợi ích cá nhân, gia đình. Trong Thư gửi Họ Nguyễn Sinh (9-11-1950), Người viết: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”9.
Không chỉ tự mình tu dưỡng, rèn luyện, Người còn luôn nhắc nhở, giáo dục cán bộ, đảng viên rằng: “Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”10. Trọn đời hy sinh cho độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân là nét đặc trưng của nhân cách chính trị Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”11. Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người có nhiều năm sống và làm việc bên cạnh Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hổ Chủ tịch không có cái gì riêng; cái gì của dân là của Người. Quyển lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dần, là sự lo lắng hàng ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam”12.
Như vậy, có thể thấy, nhân cách chính trị Hồ Chí Minh là những giá trị phổ quát nhất của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và hành động về trách nhiệm của một cá nhân với cộng đồng, quốc gia dân tộc trong quá trình đấu tranh, giành, giữ, xây dựng và sử dụng một thể chế chính trị mà cốt lõi là một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Đây là yếu tố nền tảng để một nhân cách chính trị có được nhận thức đúng đắn, sự năng động, sáng tạo và một phong cách ứng xử chính trị đúng đắn với một thể chế chính trị cụ thể. Bên cạnh đó, nhân cách chính trị Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động đề cao nhân dân; hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân. Trong nhân cách chính trị Hồ Chí Minh, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật không phải là để trói buộc nhân dân vào những quy định phức tạp nhằm bảo vệ lợi ích của một bộ phận, mà là nhằm bảo đảm cho mỗi người dân không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng được hưởng các quyền tối thiểu của mình và không ngừng phát huy sức mạnh của nhân dân cho sự nghiệp giải phóng triệt để con người. Thêm nữa, nhân cách chính trị Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng, đó là: sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu của con đường cách mạng vô sản là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người; luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét và giải quyết mọi vấn đế chính trị; luôn yêu thương, khoan dung, độ lượng, quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là những người lao động, những người khó khăn, thiệt thòi hơn những người khác; luôn tự mình thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; luôn đặt cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới, có trách nhiệm với các vấn đề chính trị quốc tế, tôn trọng sự khác nhau về thể chế chính trị, sẵn sàng mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi.
-----------------------------------
1 Hổ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 140.
2,3,4,5,6 PỊỘ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 64,272,51,187,7.
7 Hố Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, tr. 90.
8-10Hổ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr. 292-293,290-291.
9 Hố Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 463.
11,13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr. 615,612.
12Trẩn Văn Giàu: Giá trị tinh thán truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 443.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá