Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Tuyên ngôn độc lập - Sự kết tinh giá trị văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh - TS Nguyễn Hữu lập (*)

Tuyên ngôn độc lập - Sự kết tinh giá trị văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh - TS Nguyễn Hữu lập (*)

Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một trong những tác phẩm bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta.

Mục lục bài viết

572

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - SỰ KẾT TINH GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TS NGUYỄN HỮU LẬP (*)

Đã đăng Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9, 2020.

Tóm tắt: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một trong những tác phẩm bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Tuyên ngôn Dộc lập không chỉ là lời tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một chế độ chính trị nhân văn, tiến bộ ô Việt Nam, mà còn bảo đảm cho tính chính đáng của một nhà nước kiểu mới - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bài viết phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập từ góc độ văn hóa chính trị để góp phần làm sáng tỏ thêm và khẳng định giá trị nổi bật trong tổng thể các giá trị của văn hóa chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Từ khóa: chính trị; Hồ Chí Minh; Tuyên ngôn Độc lập; văn hóa.

Abstract: The Declaration of Independence dated September 2, 1945, which gave birth to the 32 Democratic Republic of Vietnam, is one of everlasting works that President Ho Chi Minh dedicat­ed to us. The Declaration of Independence is not only a declaration to the world about the birth of 39 a civilized and humane political regime in Vietnam, but also serves as a guarantee about the legit­ imacy of the new state - the State of the People, by the People, for the People. This article ana­lyzes the Declaration of Independence from political-cultural perspective to contribute to further clarify and affirm outstanding values in the overall political-cultural values in Ho Chi Mirth thought.

Keywords: politics; Ho Chi Minh; Declaration of Independence; culture.

 

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là  một chỉnh thể các giá trị Chân Thiện - Mỹ, về văn hóa và hành vi chính trị, được hình thành trong quá trình hoạt động cách mạng nhằm mục đích thiết lập chế độ dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cuộc đời hoạt động cách mạng gần sáu thập niên của Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống các giá trị văn hóa tiêu biểu mẫu mực; thể hiện mục tiêu, lý tưởng, sự hy sinh cống hiến để đem lại cho Tổ quốc và nhân dân Việt Nam quyền độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng và dân chủ Có thể thấy những      giá trị kết tinh đó thể hiện qua tác phẩm       bất hủ của Người - bản ‘‘Tuyên ngôn Dộc lập”như sau:

Thứ nhất, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định chân lý khách quan về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Sự khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền độc lập của dân tộc Việt Nam  là kết quả của quá trình 30 năm Nguyễn Tất  Thành - Nguyễn Ái Quốc bôn ba khắp thế giới (1911-1941) để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; được thể hiện qua tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh 59, trong bản Tuyên ngôn Dộc lập. Đặc trưng nhân cách và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã làm cho tư tưởng của Người về độc lập, tự do, bình đẳng và dân chủ hoàn toàn khác về chất và vượt lên trên quan niệm của giai cấp tư sản: độc lập dân tộc phải đi đối với công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ       giữa các dân tộc; độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no, hạnh phúc và quyền làm chủ

Trong Tuyên ngôn Dộc lập, với sự hiểu biết sâu sắc về các cuộc cách mạng tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh giai cấp trên thế giới và mối quan hệ không thể tách rời giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn chứng lời tuyên ngôn về quyền con người trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và lẽ phải “không ai chối cãi được” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để đi đến khẳng định tính khách quan về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Sự khẳng định đó biểu hiện một nhận thức sâu sắc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về chính trị và một chân lý thời đại rằng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tức là, các nước có chế độ chính trị khác nhau trên thế giới đều bình đẳng với nhau và có quyền tự do lựa chọn con đường phát triển của riêng mình.

Thứ hai, Tuyên ngôn Độc lập đã vạch trần bộ mặt giả dối và hành động bất nhân, bất chính của thực dân Pháp trong đời sống chính trị ở Việt Nam.

Thực dân Pháp tuyên truyền chính quốc rằng, “thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da. thế thôi”1. Họ sử dụng chiêu bài “khai hóa văn minh” để che đậy cho hành động áp bức. bóc lột dã man, tàn bạo của mình. Mặc dù Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp đã tuyên bố: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(2), nhưng dưới sự cai trị của chính quyền thực dân trong chế độ thuộc địa, nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam không được hưởng một chút quyền lợi nào về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Họ thi hành chính sách ngăn sông, cấm chợ, chia rẽ sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất Tổ quốc; thi hành chính sách ngu dân, dùng rúọu cồn và thuốc phiện để đầu độc thế hệ trẻ; lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết, đàn áp các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta; đẩy mạnh khai thác thuộc địa để vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột giai cấp công nhân Việt Nam một cách tàn nhẫn; đặt ra các loại thuế phi lý để đẩy người nông dân Việt Nam vào cảnh bần cùng.

Những hành động bất nghĩa đó đã được Nguyễn Ái Quốc khái quát trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp là “ăn cướp, hiếp dâm và giết người”(3). Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người đã nhấn mạnh: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”(4).

Thứ ba, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định một sự thật lịch sử là nhân dân Việt Nam giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và có đóng góp vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai được xác định là cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại, cuộc chiến diễn ra giữa các lực lượng Đồng minh và chủ nghĩa phát xít, trong đó có phát xít Nhật. Cùng với quá trình mở thêm căn cứ để đánh Đồng minh, phát xít Nhật tiến hành xâm chiếm Đông Dương vào mùa thu năm 1940. Khi đó, chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam đã đầu hàng Nhật và bắt tay với phát xít Nhật tranh giành bóc lột. đẩy nhân dân ta đến nạn đói lịch sử cuối năm 1944. đầu năm 1945 khiến hàng triệu người chết.

Trong khi phát xít Nhật chiếm giữ Đông Dương, Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật nhưng không được hưởng ứng. Mặt khác, thực dân Pháp còn tăng cường khủng bố, đàn áp Việt Minh hơn trước. Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính và tước khí giới của quân đội Pháp, từ đó, Việt Nam thuộc quyền cai trị của Nhật. Trong Tuyên ngôn Dộc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã “bán” nước ta hai lần cho Nhật”(5). Do đó, cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, góp phần nhất dinh vào việc kết thúc chiến tranh thế gió thứ hai. Thực tế cho thấy, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc ở châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 09/5/1945 nhưng vẫn tiếp diễn ở châu Á. Cuộc chiến chỉ hoàn toàn chấm dứt khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 15/8/1945. Như vậy, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”(6).

Thứ tư, Tuyên ngôn Độc lập đã cho nhân dân thế giới thấy được truyền thống khoan dung, độ lượng, nhân văn, nhân đạo của dân tộc Việt Nam và tinh thần hòa hiếu của Việt Minh.

Thực dân Pháp đã áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam hơn tám thập niên, đàn áp, khủng bố đẫm máu biết bao cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, liên minh với phát xít Nhật để vơ vét, bóc lột, đẩy nhân dân ta đến chỗ bần cùng. Tuy nhiên, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã phân biệt rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân là hệ quả của một hệ tư tưởng và một thể chế chính trị tha hóa. Do đó, sau biến cố ngày 09/3/1945 - Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo đối với người Pháp. Người đã nêu trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ”(7). Đây là biểu hiện nổi bật trong sự phát triển mới về chất của văn hoá chính trị dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ năm, Tuyên ngôn Độc lập đã chính thức tuyên bố về sự ra đời của một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định quyết tâm sắt đá của cả một dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập của mình.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã phát huy truyền thống đoàn kết và tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chặt đứt các xiềng xích thực dân, phát xít và lật đổ chế độ quân chủ, lập nên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với kết quả đó, dân tộc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được hưởng tự do và độc lập. Người chỉ rõ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(6). Xuất phát từ quyền con người để lập luận về tính khách quan của quyền dân tộc và với những thành tựu đạt được từ sự hy sinh xương máu của bao thế hệ người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(9).

Thứ sáu, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự kế thừa tinh hoa của nhân loại và sãn sàng chia sẻ các giá trị chung trong tiến trình hội nhập với thế giới.

Bằng việc trích dẫn Tuyên ngôn Dộc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để mở đầu cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã cho chúng ta thấy một cách tiếp cận hoàn toàn khách quan đối với các giá trị chung, phổ quát mà loài người đã sáng tạo ra và một sự kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Mặt khác, Người đã nhắn gửi với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới rằng, nước Việt Nam sẽ là một nước độc lập trong mối quan hệ không tách rời với thế giới. Đồng thời, trong quá trình tiếp thu những giá trị chung đó, nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục chia sẻ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, vun đắp những giá trị đã trở thành chân lý thời đại, đó là: “Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc trên thế giới”.

Thứ bảy, Tuyên ngôn Dộc lập là mẫu mực về hình thức và phương pháp trình bày một văn bản nghị luận chính trị.

Trước hết, với cách đặt vấn đề độc đáo về quyền độc lập của các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lời tuyên bố về quyền bình đẳng giữa người với người trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và từ đó nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Để củng cố tính phổ quát về giá trị của quyền bình đẳng, Người tiếp tục trích Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp nhằm lập luận cho nhận định quyền bình đẳng giữa người với người và giữa các dân tộc với nhau "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những số liệu hết sức sinh động để vạch trần tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm và của phát xít Nhật trong 5 năm.

Mặt khác, bằng phương pháp so sánh thông qua cụm từ “Tuy vậy”, Người không những đã làm sâu sắc thêm bản chất vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân, mà còn làm nổi bật truyền thống khoan dung, độ lượng của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, bằng cách khái quát một thực trạng chính trị được tạo ra từ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, đó là: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”(10), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp... xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền độc lập của dân tộc Việt Nam vào những nguyên tắc chung về dân tộc bình đẳng đã được các nước Đồng minh xác lập để buộc các nước đó phải thừa nhận quyển độc lập của dân tộc Việt Nam. Với những lập luận lôgíc và chặt chẽ, Người đã đi đến kết luận về tính tất yếu, khách quan của nền độc lập mà dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng. Đổng thời, từ những lý lẽ đó, Người đã tuyên bố với cả thế giới về quyền được tự do, độc lập và quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc giữ gìn quyền tự do, độc lập của mình.

Chỉ với hơn một nghìn từ trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc Việt Nam, khắc họa một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của đất nước. Bằng cách “Suy rộng ra” từ giá trị phổ quát về quyền bình đẳng giữa người với người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho bản Tuyên ngôn Độc lậpìrò thành một sự tiếp nối, kế thừa và phát triển tinh hoa, trí tuệ của nhân loại; trở thành một văn bản chính trị - pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới với tinh thần và nội dung lay động lòng người, có tác động sâu sắc, sức thuyết phục mạnh mẽ đối với mọi người dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước, là đóng góp không nhỏ thúc đẩy sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công trên thế giới.

Có thể khẳng định, bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một giá trị nổi bật trong văn hóa chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý nghĩa phương pháp luận để Đảng ta giải quyết các mối quan hệ chính trị quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa và phát triển giá trị văn hóa chính trị của bản Tuyên ngôn Độc lập trong điều kiện, bối cảnh mới, Đảng ta luôn khẳng định: Việt Nam chủ động hội nhập với cộng đổng quốc tế, quan hệ với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với tinh thần "độc lập. chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lảnh thổ là mục tiêu cao nhất và bất biến”, Đảng và nhân dân Việt Nam đang thể hiện một quyết tâm sắt đá trong việc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát triển nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu nhu' Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn./.

Chú thích:

  • Hồ Chí Minh, Toàn tập. tập 1, Nxb CTQG- ST, H. 2011, tr.80.
  • ,(4),(5),(6),(7),(8),(9),(10), Sđd, tập 4, tr.1, tr.1, tr.2, tr.3, tr.2, tr.3, tr.3, tr.3
  • Sđd, tập 2, tr. 115.
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 180
Trong tuần: 542
Lượt truy cập: 367030
Lên đầu trang