Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh - Chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - TS. Nguyễn Hữu Lập

Văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh - Chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - TS. Nguyễn Hữu Lập

Tiêu chí đánh giá sự khác nhau về văn hóa lãnh đạo giữa các đảng chính trị phụ thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi tác động của các giá trị mà đảng đó tạo ra.

Mục lục bài viết

1021

VĂN HÓA LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH - CHUẨN MỰC VĂN HÓA LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TS. Nguyễn Hữu Lập

Đã đăng Tạp chí Khoa học chính trị, số 3, 2016.

Tiêu chí đánh giá sự khác nhau về văn hóa lãnh đạo giữa các đảng chính trị phụ thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi tác động của các giá trị mà đảng đó tạo ra. Nghĩa là, đảng đó đại diện cho giai cấp nào? ra đời, tồn tại và phát triển vì mục tiêu gì? những giá trị và những biến đổi xã hội được tạo ra dưới sự lãnh đạo của đảng đó có tính phổ quát không? có phù hợp với quy luật khách quan và xu thế của thời đại hay không? Theo đó, tiêu chí nào để đánh giá văn hóa lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói cách khác, chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng ta là gì? Thực tế cho thấy, văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh không chỉ là chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn làm cho văn hóa lãnh đạo của Đảng ta thực sự nhân văn, nhân đạo, có tính phổ quát và lâu bền.

Văn hóa lãnh đạo là những giá trị được sáng tạo ra trong quá trình các đảng chính trị hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng của mình. Những giá trị đó biểu hiện ở hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của đảng và cách thức tổ chức thực hiện đường lối đó; ở phẩm chất, nhân cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên và những biến đổi trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng. Văn hóa lãnh đạo không chi có tính cộng đồng, mà còn có tính cá nhân sâu sắc. Bởi lẽ, những giá trị chung của văn hóa được hình thành từ sự chấp nhận và chia sẻ của cộng đồng đối với những giá trị riêng mà mỗi cá nhân tạo ra. Do đó, trong trường hợp cụ thể, những giá trị mang dấu ấn cá nhân, nếu thực sự vĩ đại, đặc sắc, hoàn toàn có thể chi phối, định hướng cho quá trình sáng tạo các giá trị mới của cả một giai cấp, một cộng đồng, một quốc gia - dân tộc, thậm chí là cả nhân loại.

Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận văn hóa chính trị của các cá nhân, như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin - những người đã làm thay đổi về chất quá trình nhận thức ứng xử của giai cấp vô sản với quyền lực nhà nước của giai cấp tư sản và tạo cơ sở, nền tảng để các đảng Cộng sản sáng tạo những giá trị mới của văn hỏa lãnh đạo. Ở nước ta, Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh nói chung, văn hóa chính trị của Người nói riêng đã trở thành nền tảng, chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng ta. Thực tế cho thấy, ngay từ Đại hội lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng ta đã xác định: “Hồ Chủ tịch, người cộng sản Đông Dương đầu tiên và là sáng lập viên của Đảng. Người đã đem thân thế và tài năng của mình hoàn toàn cống hiến cho Đảng và cho công cuộc giải phóng của giai cấp công nhân và dân tộc... Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch... Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”[1]. Đến Đại hội lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”[2]. Đây chính là cơ sở lý luận chắc chắn nhất về vai trò của cá nhân đối với cộng đồng, mà cụ thể là của C.Mác, Ph.Ănghgen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đối với sự hình thành, phát triển văn hóa lãnh đạo của Đảng ta.

Văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành văn hóa chính trị của Người, bao gồm những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của tư tưởng và hành vi, được sản sinh ra trong quá trình hoạt động cách mạng với cương vị là người lãnh đạo có vai trờ quan trọng góp phần tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và nhân dân ta. Văn hóa lãnh đạo HÒ Chí Minh có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, mục tiêu duy nhất và xuyên suốt của sự lãnh đạo của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã lựa chọn Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và trong quá trình lãnh đạo luôn kiên định con đường cách mạng vô sản. Trên hành trình tìm đường cứu nước, bằng những trải nghiệm thực tế và sự dày công nghiên cứu, so sánh, Người đã rút ra kết luận: “Con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi”[3]. Kết luận đó đã và đang được thực tiễn cách mạng thế giới kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật khách quan, xu thế thời đại và nguyện vọng của số đông quần chúng nhân dân.

Thứ hai, trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của dân tộc và giai cấp lên trên hết, không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Bởi lẽ, Người luôn quan niệm, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, ngoài lợi ích của dân tộc và giai cấp, Đảng không có lợi ích nào khác. Vì vậy, toàn Đảng và mỗi đảng viên “phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; phải hiểu thấu rằng lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng và phải đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên hết, trước hết”[4]. Mặt khác, để hoàn thành sứ mệnh của mình với tư cách là đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp và dân tộc, Đảng phải không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo ra cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho Đảng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.

Thứ ba, luôn tiên phong, gương mẫu để cảm hóa quần chúng nhân dân là yếu tố quyết định vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đảng là một tổ chức tự nguyện của những người ưu tú nhất trong các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, Đảng phải thực sự là người dẫn đường, chỉ lối để dân tộc đi đến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Đảng viên phải là người đi đầu trong mọi hoạt động lý luận và thực tiễn với phương châm: “Đảng viên đi trước, làng nước đi sau”, phải biết “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Tiên phong, gương mẫu để cảm hóa nhân dân vừa là phương thức biểu hiện quyền lực của Đảng, vừa là yếu tố bảo đảm cho Đảng giữ vững vai trò là đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”[5].

Thứ tư, Đảng phải là khối thống nhất về ý chí và hành động, là hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Hồ Chí Minh luôn nhận rõ vai trò to lớn của đoàn kết và không ngừng xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng để trên cơ sở đó, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đoàn kết thống nhất không chỉ là vấn đề sinh tử của tổ chức đảng các cấp, mà còn là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Người khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng di khác”[6]. Vì vậy, Người căn dặn cán bộ, đảng viên “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[7].

Thứ năm, Đảng là người lãnh đạo nhưng đồng thời phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bên cạnh việc đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng thực sự là người đầy tớ của nhân dân. Thực tế cho thấy, với mục tiêu, lý tưởng: tất cả vì độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, dù ở bất cứ cương vị nào, Người cũng luôn nhất quán phương châm hành động: “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”[8]. Phương châm đó là yếu tố quyết định việc hình thành phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, đó là: lãnh đạo phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân để xác định chủ trương, đường lối, biện pháp thực hiện với mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; lãnh đạo phải gần dân, tôn trọng dân, học hỏi dân, sâu sát thực tế, thực sự là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân.

Văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh với những nét đặc trưng nêu trên đã bảo đảm cho Đảng ta thực sự là một đảng cách mạng chân chính, được nhân dân tin tưởng, đi theo và trao quyền lãnh đạo cho Đảng, quyết tâm bảo vệ Đảng và thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đến sự thay đổi diện mạo đời sống chính trị của đất nước, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ, sánh vai cùng các dân tộc khác trên con đường tiến tới văn minh. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (năm 1960), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là đạo đức là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no. Công ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”[9].

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức trên con đường phát triển của đất nước, đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, trước sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả những đảng viên có chức, có quyền, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng quan liêu, xa rời thực tế, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, lãng phí đã và đang gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Mặt khác, các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách chống phá Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, mua chuộc, lôi kéo, khống chế cán bộ, đảng viên, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Thực tế nêu trên càng đòi hỏi Đảng ta phải thấm nhuần văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh, không ngừng bồi đắp và phát huy văn hóa lãnh đạo của Người trong tình hình mới.

Để văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh tiếp tục tỏa sáng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, cần khẳng định rằng: Mặc dù điều kiện, hoàn cảnh có thay đổi thì văn hóa lãnh đạo của Người vẫn mãi là chuẩn mực văn hóa lãnh đạo của Đảng ta. Trên cơ sỏ đó, các cấp ủy đảng cần quán triệt và cụ thể hóa thành các quy chế, quy định trong hoạt động lãnh đạo cũng như trong'xác định tiêu chuẩn của cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy các cấp. Bên cạnh đó, đòi hòi mỗi đảng viên phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, về đảng chính trị và đảng cầm quyền, về quy luật vận động, phát triển tất yếu của nhân loại, về xu thế thời đại, về bản chất của cái gọi là “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” mà các phần tử phản động lợi dụng dân chủ đang ra sức hô hào. Tiếp tục đưa việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đi vào chiều sâu, tức là phải thật sự làm theo, khắc phục tình trạng chỉ học mà không làm theo, thậm chí làm trái với những điều đã học. Mặt khác, cần phát huy vai trò của nhân dân, của các tổ chức quần chúng trong quản lý, rèn luyện đảng viên nói chung, trong kiểm soát quyền lực của những đảng viên có chức, có quyền nói riêng.


’ ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, t.12, Nxb CTQG, HN. 2009, tr.9

2 ĐCSVN, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, HN. 1991, tr.21

3 Hô Chí Minh, Toàn tập, t.11, Nxb CTQG, HN. 2011, tr.19

[4] Hồ Chí Minh, Sđd, t.8, tr.13

s Hồ Chí Minh, Sđd, t.4, tr.168

(6)và (7) Hồ  Chí  Minh, Toàn tập, t.12, Nxb CTQG,

1996, tr.510

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, Nxb CTQG, HN. 1996, tr.21

9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, Nxb CTQG, HN. 1996, tr.5

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 58
Trong tuần: 455
Lượt truy cập: 364540
Lên đầu trang