Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - Đại tá, TS Nguyễn Hữu Lập

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - Đại tá, TS Nguyễn Hữu Lập

Tư tưởng về đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền, thống nhất Tổ quốc, mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Mục lục bài viết

876

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỐl NGOẠI

Đại tá, TS NGUYỄN HỮU LẬP

Đã đăng Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 3 (175), 2019.

Tư tưởng về đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền, thống nhất Tổ quốc, mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng đó vào công tác đối ngoại hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng, cỏ ỷ nghĩa thiét thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hoạt động đối ngoại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là sản phẩm của sự kế thừa, phát triển truyền thống đối ngoại của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế; bao gồm một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; về mục tiêu, nguyên tắc, chiến lược, sách lược trong giải quyết mối quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới và các tổ chức quốc tế để góp phần hiện thực hóa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng đó không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn có giá trị hiện thực to lớn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại bao gồm các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đối ngoại là tất yếu khách quan, một nhiệm vụ chiến lược của mỗi quốc gia, dân tộc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính tất yếu khách quan của hoạt động đối ngoại được quy định bởi nhiều yếu tố, trước hết là do chính nhu cầu sinh tồn của con người. Bởi lẽ, để tồn tại và phát triền, con người phải cải tạo tự nhiên và chống lại thiên tai, địch họa. Đây là những hoạt động đòi hỏi phải có sức mạnh cộng đồng. Người chỉ rõ: “Từ lúc đầu, loài người đã phải đấu tranh đối với giới tự nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa nắng... Muốn thắng lợi, thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông người, tức là của tập thể, của xã hội. Riêng lẻ từng cá nhân thì nhất định không thắng nổi tự nhiên, không sống còn được”(1).

Thêm nữa, quá trình con người lao động sản xuất và cải tạo tự nhiên sẽ làm cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội và tạo ra tiền đề cho các quan hệ quốc tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của đấu tranh giai cấp, cạnh tranh và xung đột dân tộc. Điều này đã buộc các quốc gia, dân tộc phải tiến hành các hoạt động đối ngoại phù hợp. Các hoạt động đối ngoại diễn ra bằng nhiều hình thức và tính chất khác nhau như: chiến tranh xâm lược và chống xâm lược; liên minh, liên kết, hợp tác...

Trong đấu tranh cách mạng, nhu cầu đoàn kết giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các quốc gia khác nhau là tất yếu khách quan. Bởi vì, chủ nghĩa tư bản và đế quốc không chỉ áp bức, bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản, mà còn áp bức, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”(1). Mặt khác, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, có chung mục tiêu, chung kẻ thù với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Do vậy, tiến hành các hoạt động đối ngoại đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một yêu cầu khách quan.

Thứ hai, đối ngoại nhằm mục tiêu tăng cường nguồn lực và sức mạnh cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu thiếu sức mạnh nhất trí của cả nước, thiếu sự giúp đỡ mạnh mẽ từ bên ngoài thì cuộc vận động giải phóng dân tộc khó thành công được”(2). Chính vì vậy, Việt Nam phải luôn mở rộng quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới để tiếp thu kinh nghiệm, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ quốc tế và phát huy sức mạnh bên trong cho sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: “...cách mạng nước nào cũng phải có nhân dân lao động thế giới ủng hộ mới thắng lợi. Và khi đã thắng lợi, ắt phải giúp đỡ cách mạng của nhân dân nước khác”(3).

Thứ ba, đối ngoại phải dựa trên nguyên tắc chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận và giải quyết hài hòa giữa chiến lược với sách lược.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại là: nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào khả năng của chính mình để thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng; căn cứ vào tình hình thực tiễn và truyền thống dân tộc mà chủ động xác lập các phương thức quan hệ cho thích hợp với từng đối tác; độc lập, tự chủ nhưng không biệt lập, tự ti trong quan hệ quốc tế; tuân thủ 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đối thoại, đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Người khẳng định: “Việt Nam chỉ muốn hoà bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới... Việt Nam chỉ giữ gìn chủ quyền, độc lập của mình, chứ không hề xâm phạm đến ai”(4).

Về chiến lược, sách lược trong quan hệ quốc tế, theo Hồ Chí Minh phải thực hiện bất biến về chiến lược và linh hoạt về sách lược. Trong đó, mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng một          nước Việt Namhoà bình, thống nhất,dân chủ và giàu mạnh       là cái bất biến trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, phải tuỳ theo đối tác quan hệ, tuỳ điều kiện cụ thể mà có sách lược mềm dẻo, linh hoạt nhằm hướng tới thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu     chiến lược của cách mạng.

Thứ tư, đối ngoại phải thực hiện phương châm “thêm bạn, bớt thù" và ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại phải thực hiện phương châm “thêm bạn, bớt thù”, nhằm hạn chế thấp nhất các mâu thuẫn, bất đồng, nhất là những mâu thuẫn có thể gây lên xung đột vũ trang hoặc chiến tranh và tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Người khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”(1).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hoạt động đối ngoại cần coi trọng việc thiết lập quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới đề trên cơ sở đó mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể, với nước láng giềng Trung Quốc, Người yêu cầu, phải thiết lập mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Với hai quốc gia láng giềng Lào và Campuchia, Người chỉ rõ: “Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”(2).

Thứ năm, đối ngoại phải thông qua hoạt động ngoại giao, phải có thực lực và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoại giao là hoạt động cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối ngoại phải thông qua hoạt động ngoại giao; phải có thực lực và thực lực bao gồm nhiều yếu tố như: tính chính nghĩa của cách mạng; sự chuẩn bị về tinh thần và vật chất của nhân dân ta; sự đồng cảm, chia sẻ của nhân dân thế giới... Người khẳng định: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(3). Nghệ thuật đối ngoại là đề cao tự lực, tự cường, chủ động tạo lực để làm cơ sở cho ngoại giao, kết hợp giữa đánh và đàm, giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Đảng không chỉ có nhiệm vụ đề ra đường lối đối nội đúng đắn mà còn phải đề ra đường lối đối ngoại thích hợp trong từng giai đoạn cách mạng; mặt khác, Đảng còn là người lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đối nội và đối ngoại. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của hoạt động đối ngoại.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 167
Trong tuần: 923
Lượt truy cập: 369898
Lên đầu trang