Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Sri Lanka - từ đảo thiên đường tới quốc gia vỡ nợ

Sri Lanka - từ đảo thiên đường tới quốc gia vỡ nợ

Từ một thiên đường du lịch, Sri Lanka bị khủng bố và Covid-19 tàn phá, mất nguồn thu quan trọng và từng bước rơi vào khủng hoảng vỡ nợ.

Mục lục bài viết

98

Sri Lanka, quốc đảo tại Ấn Độ Dương, có bãi biển dài đầy cát mịn, làn nước trong vắt và ấm áp cùng những khu rừng hoang sơ tuyệt đẹp. Nền ẩm thực hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử được UNESCO công nhận, các khu nghỉ dưỡng đã tạo nên sức hút du lịch cho quốc gia Nam Á.

Sri Lanka từng có tên trong danh sách điểm đến hàng đầu năm 2019 của Lonely Planet. Hòn đảo hình giọt lệ được nhiều người coi là một thiên đường du lịch.

Quốc đảo với 21,9 triệu người ngăn cách với Ấn Độ bằng một eo biển nông rộng khoảng 20 km ở điểm hẹp nhất. 70% dân số Sri Lanka theo đạo Phật, chủ yếu là người dân tộc Sinhala. Khoảng 12% là người theo đạo Hindu với phần lớn là người Tamil sống ở phía bắc và đông bắc hòn đảo.

Nằm ở vị trí chiến lược trên các tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế, hòn đảo từng bị thực dân Bồ Đào Nha, Hà Lan cai trị trước khi trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1815 với tên gọi Ceylon.

Một người Sri Lanka câu cá trên bãi biển năm 2019. Ảnh: News.cn.
 

Một người Sri Lanka câu cá trên bãi biển năm 2019. Ảnh: News.cn.

Sau hơn 130 năm dưới ách cai trị của người Anh, đảo quốc giành được độc lập vào năm 1948, trở thành một nước cộng hòa năm 1972 và lấy tên là Sri Lanka. Nhưng hòa bình chưa đến với đảo quốc.

Năm 1972, quân nổi dậy Tamil phát động cuộc đấu tranh vũ trang, gây ra cuộc nội chiến kéo dài 37 năm và cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người. Những kẻ đánh bom liều chết trong nhóm nổi dậy Những con hổ giải phóng Tamil đã sát hại cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi năm 1991 và tổng thống Sri Lanka Ranasinghe Premadasa năm 1993.

Chính phủ Sri Lanka mở chiến dịch tấn công tổng lực vào năm 2009, tiêu diệt Velupillai Prabhakaran, người lãnh đạo phong trào Những con hổ giải phóng Tamil. Tuy nhiên, chiến dịch đã bị chỉ trích khi quân đội bị cáo buộc sát hại ít nhất 40.000 người dân tộc Tamil.

Đương kim Tổng thống Sri Lanka Gotabhaya Rajapaksa từng là quan chức quốc phòng cấp cao khi quân nổi dậy bị đánh bại dưới thời anh trai ông, cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, người hiện là Thủ tướng.

Vị trí của Sri Lanka ở Ấn Độ Dương. Đồ họa: Google Maps.

Vị trí của Sri Lanka ở Ấn Độ Dương. Đồ họa: Google Maps.

Khi hòa bình lập lại, du lịch trở thành ngành trọng điểm của Sri Lanka, đóng góp 12% GDP và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 5 của đất nước. Trong giai đoạn 2009-2021, doanh thu từ du lịch của Sri Lanka đạt trung bình 178 triệu USD/năm, chạm mức cao nhất 475 triệu USD vào tháng 12/2018.

Chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sri Lanka. Nước này trở thành quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới vào năm 1995, với 23% thị phần toàn cầu. Ngành trồng chè mang về nguồn thu 1,3 tỷ USD trong năm 2021.

Đầu thập niên 2000, Sri Lanka bắt đầu phát triển các ngành chế biến lương thực, dệt may, viễn thông. Quốc đảo cũng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc và thu hút ngoại tệ từ du lịch và kiều hối. Doanh thu từ xuất khẩu hàng dệt may của Sri Lanka năm 2020 đạt 4,4 tỷ USD.

Nhưng đến tháng 4/2019, khi Sri Lanka chuẩn bị kỷ niệm một thập kỷ kết thúc nội chiến, thủ đô Colombo hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố mới trong dịp lễ Phục sinh.

Một loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào ba nhà thờ đông người và ba khách sạn sang trọng vào ngày 21/4/2019 khiến 279 người chết, trong đó ít nhất 45 người nước ngoài, cùng hơn 500 người bị thương. Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công.

Các vụ đánh bom trong lễ Phục sinh đã tàn phá ngành du lịch quan trọng của đảo thiên đường. Ngay sau đó, Covid-19 bùng phát, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, làm cạn kiệt nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Sri Lanka.

Sri Lanka từng kỳ vọng dựa vào nguồn thu từ du lịch để trang trải các khoản nợ nước ngoài, khi họ trong nhiều năm qua đã vay khoảng 51 tỷ USD. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nằm trong danh sách chủ nợ hàng đầu của đảo quốc.

Một con phố ở thủ đô Colombo, Sri Lanka tháng trước. Ảnh: NY Times.

Một con phố ở thủ đô Colombo, Sri Lanka tháng trước. Ảnh: NY Times.

Khi ngành du lịch bị tàn phá do khủng bố và đại dịch, nguồn dự trữ ngoại tệ của Sri Lanka ngày một eo hẹp, buộc chính phủ áp nhiều biện pháp hạn chế tiền tệ mạnh mẽ và cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa. Sri Lanka chủ yếu sử dụng số ngoại tệ dự trữ để trả nợ nước ngoài.

Tuy nhiên, hậu quả mà Sri Lanka phải đối mặt là tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu, kết hợp với tình trạng mất điện kéo dài, do không có ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Nước này nhập khẩu gần như mọi thứ, từ phân bón, nhiên liệu, thực phẩm, sữa bột cho đến xi măng. Tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu đã khiến nhiều người biểu tình xuống đường kêu gọi Tổng thống Rajapaksa từ chức.

Hồi tháng 2, Sri Lanka thông báo nước này còn 2,31 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, trong khi phải trả nợ khoảng 4 tỷ USD riêng trong năm nay. Tình hình càng tồi tệ hơn khi Tổng thống Rajapaksa thừa nhận thâm hụt thương mại 10 tỷ USD.

Bộ Tài chính Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ. Colombo đề nghị các chủ nợ, trong đó có chính phủ các nước đã cho quốc gia Nam Á vay tiền, có thể cộng dồn lãi chưa trả vào khoản vay mà Sri Lanka đến hạn thanh toán từ chiều cùng ngày, hoặc chọn nhận lại khoản vay gốc bằng đồng rupee Sri Lanka.

Shathurshan Jayantharaj, một cư dân 25 tuổi ở Colombo, không thể tiếp tục công việc giao hàng khi nguồn cung nhiên liệu cạn kiệt. Anh đã biểu tình gần như mỗi ngày để chống lại cái mà anh gọi là năng lực điều hành kém cỏi của chính phủ.

"Chúng tôi lẽ ra đã có được rất nhiều thứ, nhưng giờ đang mất tất cả. Các lãnh đạo đất nước không biết họ đang làm gì và kéo tất cả chúng tôi chìm cùng", anh nói.

Thanh Tâm - vnexpress (Theo AFP)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
14-04-2022

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 199
Trong tuần: 661
Lượt truy cập: 367946
Lên đầu trang