Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Một số biện pháp nâng cao văn hóa chính trị của "Bộ đội cụ Hồ" trong tình hình mới - Đại tá. TS. Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Một số biện pháp nâng cao văn hóa chính trị của "Bộ đội cụ Hồ" trong tình hình mới - Đại tá. TS. Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Văn hóa chính trị là khái niệm dùng để chỉ tính văn hóa của chính trị, nói cách khác là để chỉ một nền chính trị có văn hóa, hướng tới các mục tiêu văn hóa.

Mục lục bài viết

617

Đại tá. TS. Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Đã đăng Tạp chí Khoa học quân sự, số 10 (10/2016)

(Văn hóa chính trị (VHCT) của “Bộ đội Cụ Hồ” là những giá trị được kết tinh trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; có vai trò to lớn góp phần tích cực vào hiện thực hóa lý tưởng chính trị của Đảng. Bài viết xác định các biện pháp nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”, vân đê có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay.

Văn hóa chính trị là khái niệm dùng để chỉ tính văn hóa của chính trị, nói cách khác là để chỉ một nền chính trị có văn hóa, hướng tới các mục tiêu văn hóa. Với tính cách là một phương diện biểu hiện, một bộ phận nhưng là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa - VHCT bao gồm một chỉnh thể các giá trị được tạo ra từ lĩnh vực hoạt động chính trị. Đó là các giá trị về sự bình đẳng giữa các công dân với quyền lực nhà nước, bảo đảm khả năng tham gia ngày càng thiết thực, hiệu quả vào quá trình thực thi. kiểm soát quyền lực chính trị và những biến đổi theo hướng nhân văn, nhân đạo trong đời sống chính trị hiện thực của nhân dân. Theo đó, VHCT có những cấp độ, tính chất khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi đối tượng mà các giá trị đó hướng tới.

Việc tạo ra những giá trị mới của VHCT thực chất là một quá trình đấu tranh chính trị lâu dài của quần chúng nhân dân bằng tất cả các lực lượng, các hình thức, biện pháp có thể. Theo đó, việc ra đời lực lượng vũ trang với hình thức đấu tranh quân sự, biểu hiện bằng các cuộc khởi nghĩa hay chiến tranh là hệ quả tất yếu của đấu tranh chính trị. Vì vậy, không có lực lượng vũ trang “phi chính trị”, và VHCT của lực lượng vũ trang chính là những đóng góp trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng chính trị của giai cấp đã tổ chức ra nó.

Văn hóa chính trị của “Bộ đội Cụ Hồ” là những giá trị được tạo ra trong quá trình Quân đội thực hiện chức năng, nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Bản chất VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” mang bản chất của VHCT mácxít, hình thành trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và hướng tới thực hiện thấng lợi sự nahiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Văn hóa chính trị của “Bộ đội Cụ Hồ” được cấu thành bởi các giá trị về tư tưởng và hành vi của người quân nhân cách mạng cùng những biến đổi trong hiện thực đời sống chính trị của đất nước mà Quân đội đã góp phần tạo ra và đang hướng tới.

Những giá trị nêu trên được biểu hiện ở niềm tin, lòng trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và lợi ích của quốc gia dân tộc; ở hành vi mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng, luôn đề cao và chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, còn biểu hiện ở kết quả thực hiện chức năng chiến đấu, chức năng công tác và chức năng lao động sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình để xâv dựng và phát triển kinh tế.

Những giá trị đó được cấu trúc thành một chỉnh thể có lôgíc chặt chẽ, trong đó các giá trị tư tưởng, mà cụ thể là ý thức, niềm tin, thái độ, động cơ và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng là yếu tố quyết định nhất. Đây là giá trị nền tảng trong VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”, là tiền đề để phát sinh, phát triển những giá trị mới. Do đó, nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trước hết phải nâng cao được yếu tố căn bản này. Bởi lẽ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chí rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”1.

Với bản chất cách mạng và tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” có ý nghĩa rất to lớn - nhân tố bảo đảm cho Quàn đội ta được nhân dân tin tưởng, yêu mến, hết lòng che chở, giúp đỡ, xây dựng Quân đội không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn; bảo đảm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ vững niểm tin vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng. Mặt khác, VHCT còn bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững địa vị là lực lượng chính trị trung thành và tin cậy nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội nhân kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống đã khái quát cô đọng và sâu sắc nhất về giá trị nhân cách trong VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”, đó là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũns hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[1]. Bên cạnh đó, VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” đã giúp cho Quân đội ta luôn có nhận thức đúng đắn về tinh thần quốc tế vô sản, chủ động vượt qua mọi khó khăn làm tròn nghĩa vụ quốc tế, được quân đội và nhân dân hai nước bạn Lào, Cămpuchia ghi nhận, đánh giá cao, được nhân dân và quân đội các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình, ủng hộ.

Trong thời gian tới, tình hình chính trị thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, các tác động an ninh phi truyền thống sẽ trở thành thách thức gay gắt đối với nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của đất nước. Bên cạnh đó, lợi dụng xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đặc biệt, chúng coi trọng chống phá Quân đội trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm cho Quân đội từng bước giảm sút niềm tin, ý chí chiến đấu, suy thoái về tư tưởng chính trị, xa rời mục tiêu, lý tưởng và sự lãnh đạo của Đảng. Trong khi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu cầu ngày càng cao.

Thực tế đó đặt Quân đội trước những trọng trách to lớn trong sự nghiệp “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”, và để hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó, đòi hỏi Quân đội phải nắm chắc đặc điểm tình hình chính trị, nắm chắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xác định rõ các yêu cầu về VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Trên cơ sở đó để mỗi cán bộ, chiến sĩ quán triệt và thực hiện, góp phần giữ vững những giá trị đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành hơn 70 nãm qua và tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân tạo ra những giá trị mới, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là một đội quân cách mạng, nhân văn và văn hóa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nền VHCT Việt Nam hiện đại.

Để nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của nhân tô con người

Nhân tố con người là yếu tố quyết định sức mạnh chiến đấu của Quân đội, biểu hiện ở khả năng tiếp thu, chiếm lĩnh, làm chủ tri thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo từng cương vị, chức trách của mỗi quân nhân và khả năng tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người quân nhân cách mạng ưu tú. Do đó, chăm lo xây dựng và phát huy nhân tố con người là khâu then chốt để nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Để phát huy nhân tố con người, cần làm tốt khâu tuyển chọn đầu vào, từ chiến sĩ mới cho đến nguồn đào tạo các đối tượng phục vụ lâu dài trong Quân đội; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, nhà trường; làm tốt công tác đảng, công tác chính trị, mà trọng tâm là xây dựng người quân nhân cách mạng theo tiêu chí, chuẩn mực của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận trong Quán đội

Nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”, trước hết cần làtn cho mỗi quân nhàn hiểu rõ những vấn đề có liên quan như: các yếu tố cấu thành; vị trí, vai trò của từng yếu tố; đặc trưng, bản chất, ý nghĩa và đặc biệt là cơ sở hình thành VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”. Bên cạnh đó, chủ thể giáo dục ở mỗi cấp còn phải nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền về đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ, những yếu tố tác động, phương hướng, biện pháp để giữ vững và nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.

Vì vậy, việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận trong Quân đội là yêu cầu quan trọng và cần thiết. Theo đó, cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu, làm rõ các tiêu chí, yêu cầu về VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới, cần đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức, phươna pháp giáo dục chính trị nói chung, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức của bộ đội về chính trị và VHCT, xây dựng, củng cố niềm tin, lòng tự hào về văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, hình thành ý thức tự giác, thái độ, động cơ đúng đắn, trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong tu dưỡng, rèn luyện và nãng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.

Thứ ba, phát huy vai trò nẻu gương của chính ủy, chính trị viên, cán bộ, đảng viên trong Quân đội

Chính ủy, chính trị viên là người chịu trách nhiệm chính về công tác đảng, công tác chính trị nói chung, công tác xây dựng và phát huy nhân tố con người trong Quân đội nói riêng. Phẩm chất, nhân cách của chính ủy, chính trị viên có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến cán bộ, chiến sĩ thuộc quyển. Mặt khác, tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ chính ủy, chính trị viên vừa là một yếu tố cấu thành, vừa là chuẩn mực VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ”. Vì vậy, phát huy vai trò nêu gương của chính ủy, chính trị viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa là nội dung, vừa là biện pháp để nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Biện pháp này đòi hỏi, mỗi chính ủy, chính trị viên phải là một tấm gương sáng về nhận thức chính trị; về lòng trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; về lập trường, bản lĩnh chính trị; về phương pháp, tác phong công tác; về tình yêu thương đồng chí, đồng đội. Theo đó, cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; đồng thời cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với việc phát huy vai trò nêu gương của chính ủy, chính trị viên và cán bộ, đảng viên trong Quân đội.

Thứ tư, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “tự diẻn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội

Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là một đối tượng chống phá trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Vì vậy, xây dựng và không ngừng nâng cao VHCT của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình hiện nay không thể tách rời cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội. Theo đó, mỗi quân nhân cần tích cực, chủ động, tự giác học tập để có nhận thức đúng đắn về tính hợp hiến của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở Việt Nam hiện nay; tuyệt đối trung thành và kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, giữ vững phương hướng chính trị của Quân đội; có nhãn quan chính trị đúng đắn khi tiếp xúc với các thông tin khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội; không ngừng rèn luyện phẩm chất, nhân cách văn hóa chính trị mácxít, có thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học trước các hạn chế, sai lầm của Đảng nếu có. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội; phối hợp chặt chẽ giữa xây dựng đơn vị văn hóa với xây dựng địa bàn chính trị an toàn; duy trì nghiêm các nền nếp chế độ, không để các giá trị phản văn hóa xâm nhập vào đời sống tinh thần của bộ đội, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về an ninh, an toàn thông tin của đơn vị và Quân đội.


[1] Hổ Chí Minh toàn tập, Tập 14. Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.435.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 72
Trong tuần: 770
Lượt truy cập: 368758
Lên đầu trang