CHÍNH TRỊ HỌC
Mục lục bài viết
Cảnh sát Myanmar đứng chắn trước một ngôi đền, là nơi tập trung những người ủng hộ quân đội.
Các quốc gia phương Tây đã lên án cuộc đảo chính ngày 1.2 của quân đội Myanmar, lật đổ chính quyền dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Người dân ở nhiều thành phố lớn của Myanmar đã tham gia biểu tình quy mô lớn trong nhiều ngày liên tiếp.
Sau Mỹ, Anh và Canada thông báo áp đặt lệnh cấm vận nhằm vào các tướng lĩnh Myanmar. Anh phong tỏa tài sản, áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với 3 tướng quân đội Myanmar trong khi Canada thông báo trừng phạt 9 tướng lĩnh quân đội.
“Chúng tôi cùng các đồng minh quốc tế, sẽ buộc quân đội Myanmar phải chịu trách nhiệm vì đã vi phạm nhân quyền. Chúng tôi sẽ đòi lại công lý cho người dân Myanmar”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói.
Trước cuộc đảo chính, Anh là quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, vì cuộc đàn áp người thiểu số Rohingya. Tướng Aung Hlaing là nhân vật đứng sau cuộc đảo chính ngày 1.2. Ông hiện là người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar.
Chính quyền quân sự Myanmar hiện chưa lên tiếng phản ứng. Trước đó, phát ngôn viên quân đội Myanmar nói các biện pháp trừng phạt của nước ngoài là điều đã được dự đoán từ trước.
Cũng trong ngày 18.2, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói Tokyo đồng tình với Washington về vấn đề khôi phục nền dân chủ ở Myanmar.
Nhưng Trung Quốc và Nga, hai quốc gia có mối quan hệ với quân đội Myanmar, có cách tiếp cận mềm mỏng hơn.
Trong quá khứ, các tướng lĩnh Myanmar đã từng phớt lờ nhiều lệnh trừng phạt của nước ngoài. Nhưng thách thức lớn nhất vẫn là làn sóng biểu tình quy mô lớn ở trong nước.
Nguồn: http://danviet.vn/them-hai-quoc-gia-trung-phat-tuong-linh-quan-doi-myanmar-sau-cuoc-dao-chinh-50...
Người gửi / điện thoại
Đánh giá