Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Du học Pháp ngành Khoa Học Chính Trị 2021

In bài viết
Du học Pháp ngành Khoa Học Chính Trị 2021

 

(Việt Pháp Á Âu) – Bạn quan tâm đến chính trị? Bạn luôn thắc mắc về các vấn đề trong cuộc sống? Bạn đang muốn học tập tại một đất nước có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới? Rất có thể Khoa học chính trị là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Với lịch sử phát triển lâu đời, đây là nơi đào tạo nhiều nhà chính trị nổi tiếng như Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Cựu tổng thống Pháp François Mitterrand,…  Trong bài viết này, Việt Pháp Á Âu sẽ giới thiệu về ngành Khoa học chính trị và điểm qua một số trường đại học đào tạo chuyên ngành này tại Pháp nhé!

669

Tổng quan ngành Khoa học chính trị 

Khoa học chính trị là gì?

Khoa học chính trị nghiên cứu song song lý thuyết và thực tiễn của các vấn đề chính trị, xã hội quản lý, quan hệ xã hội… Ngành học này yêu cầu sinh viên nắm chắc được những vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật, lịch sử… Từ đó hình thành nên thế giới quan để áp dụng vào từng tình huống cụ thể của đời sống.

Cơ hội việc làm ngành Khoa học chính trị

Khoa học chính trị mang lại cho sinh viên kiến thức tổng hợp về luật pháp, kinh tế, quản lý. Bởi vậy, ngành học này cho phép sinh viên có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Cử nhân ngành Khoa học chính trị có thể làm việc trong những lĩnh vực sau đây:

  • Quản lý nhà nước
  • Tổ chức, cơ quan quốc tế
  • Báo chí; 
  • Luật;
  • Tài chính; 
  • Quan hệ truyền thông; 
  • Nghiên cứu/ giảng dạy…

Đây là một vài vị trí việc làm phổ biến của ngành học này:

  • Tư vấn, tham mưu cho các vấn đề chính trị cho những cơ quan kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế;
  • Phóng viên, nhà báo… tại các cơ quan ngôn luận chính trị;
  • Nhân viên của các phòng ban về quan hệ công chúng của các doanh nghiệp; 
  • Quản lý trong các doanh nghiệp và cơ quan hành chính;
  • Đặc biệt, dễ có cơ hội thăng tiến trong con đường chính trị.

Tố chất và kỹ năng cần có của người làm việc trong ngành Khoa học chính trị

Các tố chất cần có khi hoạt động trong ngành Khoa học chính trị bao gồm:

  • Có kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: Đặc điểm của ngành học này là nghiên cứu đa ngành. Do vậy, cử nhân ngành Khoa học chính trị phải trau dồi các kiến thức chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội, luật pháp…
  • Khả năng phân tích: Sau khi đã có những kiến thức nền tảng nhất định, người học phải biết áp dụng những kiến thức ấy tùy thuộc vào tình hình thực tế.
  • Kiên nhẫn, chịu được áp lực bởi khối lượng kiến thức trong quá trình học.
  • Nhạy bén với các tình huống thực tiễn trong đời sống.

Mức lương sau khi ra trường ngành Khoa học chính trị 

Mức lương trung bình của một cử nhân ngành Khoa học chính trị vào khoảng 38.600 euro/năm (theo thống kê của trường Science Po Paris năm 2019). Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể và nơi bạn làm việc. Các trường cũng ghi nhận mức lương của sinh viên ra trường tăng qua từng năm. 

Chương trình đào tạo ngành Khoa học chính trị tại Pháp

Ngành Khoa học chính trị tại Pháp nằm trong hệ thống đào tạo giáo dục LMD của châu Âu (Cử nhân – Thạc sĩ -Tiến sĩ). Chi tiết chương trình đào tạo như sau: 

Bậc cử nhân (3 năm)

Bậc Cử nhân ngành Khoa học chính trị học trong 3 năm, chia thành 6 học kì với 180 tín chỉ. Mỗi trường đều có chương trình riêng cho sinh viên của ngành học này, tuy nhiên nội dung học chủ yếu xoay quanh các vấn đề như sau:

  • Luật Pháp
  • Lịch sử chính trị 
  • Xã hội học
  • Quan hệ quốc tế
  • Phân tích chính trị trong nước và quốc tế
  • Ngoại ngữ…

Ngoài ra, sinh viên có cơ hội học văn bằng kép:

  • Khoa học chính trị và Lịch sử 
  • Khoa học chính trị và Luật. 

Bậc thạc sĩ (2 năm)

Bậc thạc sĩ ngành Khoa học chính trị tại Pháp học trong 2 năm, chia thành 4 học kì. Đây là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh với yêu cầu nắm chắc kiến thức cơ bản và khả năng nghiên cứu khoa học chuyên sâu. 

Năm học thứ nhất (M1) bao gồm các môn đại cương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến Khoa học chính trị. Sang năm thứ hai (M2), người học được lựa chọn chuyên ngành. 

Tổng quan một số kiến thức của bậc Thạc sĩ ngành Khoa học chính trị tại Pháp:

  • Thể chế chính trị
  • Quan hệ quốc tế
  • Các tổ chức và hợp tác quốc tế
  • Quản trị học
  • Phát triển con người 
  • Ngoại ngữ…

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội thực tập trong môi trường thực tế cùng với các chuyên gia. 

Bậc tiến sĩ (3 – 4 năm)

Bậc tiến sĩ ngành Khoa học chính trị tại Pháp học trong 3 năm. Trong khoảng thời gian này, nghiên cứu sinh làm luận án và được giám sát ở các cơ sở nghiên cứu Khoa học chính trị của Pháp. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn phải tham gia các tổ chức nghiên cứu khoa học hay các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan đến ngành học. Các bài đăng trên tạp chí khoa học hay các bài khảo sát thực tế… cũng nằm trong yêu cầu của bậc Tiến sĩ. 

Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Science Po Paris), trường đào tạo chính trị hàng đầu tại Pháp

Khi nhắc đến ngành Khoa học chính trị, không thể không nói đến Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Institut d’études politiques de Paris, hay còn gọi là Science Po Paris). Được thành lập vào năm 1872, Science Po Paris là trường đại học lớn của Pháp, với thế mạnh về các lĩnh vực khoa học xã hội như luật, kinh tế và khoa học chính trị. Ngoài cơ sở ở Paris, trường có mặt ở các thành phố khác, cụ thể Nancy, Dijon, Poitiers, Menton, Le Havre và Reims.

Đây cũng là cái nôi sản sinh ra nhiều nguyên thủ quốc gia không chỉ của Pháp mà của nhiều nước khác trên thế giới. Có thể nhắc đến một số nhà chính trị có tiếng của Pháp bước ra từ ngôi trường này như Georges Pompidou (Tổng thống Pháp 1911-1974), Francois Mitterrand (Tổng thống pháp 1981-1995), Jacques Chirac (Tổng thống Pháp 1995-2007), Francois Hollande (Tổng thống Pháp 2012-2017), Emmanuel Macron (Tổng thống Pháp từ 2017)… 

Trường Science Po Paris cung cấp đầy đủ chương trình học ngành Khoa học chính trị cho các cấp Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Đây là điều kiện thuận lợi cho người học sẵn sàng gắn bó với ngành Khoa học chính trị và có mong muốn nghiên cứu chuyên sâu. 

Hình thức xét tuyển 

Thí sinh đăng kí vào trường Science Po Paris phải trải qua 4 vòng (điểm số cho mỗi vòng là 20 điểm):

Vòng 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Vòng 2: Xét học bạ (bao gồm điểm số, chứng nhận, bằng khen và nhận xét của giáo viên)
Vòng 3: Thi viết: Gồm 3 bài 

  • Bài 1: Trình bày về những sở thích, kinh nghiệm của bản thân. Độ dài 1500 kí tự. 
  • Bài 2: Trình bày hiểu biết của bản thân về ngành học cũng như về Science Po. Từ đó thể hiện mong muốn được học tập tại đây. 
  • Bài 3: Trình bày ý kiến cá nhân cho 1 trong 5 chủ đề do hội đồng đưa ra. Độ dài khoảng 3000-4000 kí tự

Sau khi hoàn thành 3 vòng đầu với số điểm lớn hơn hoặc bằng 45/60, thí sinh được tham gia vòng phỏng vấn. 

Vòng 4: Phỏng vấn 
Bài phỏng vấn diễn ra trong vòng 30 phút, dưới hình thức online. Thí sinh sẽ tự giới thiệu bản thân, thể hiện mong muốn học tập tại Science Po và trả lời câu hỏi của ban giám khảo.
Sau cả 4 vòng, thí sinh có tổng điểm 60/80 và có hồ sơ được đánh giá cao từ phía nhà trường sẽ được thông báo trúng tuyển.

Học phí: 13.000 euro/năm

Xem thêm: Điều kiện để học tập tại trường Sciences Po Paris

Danh sách các trường có đào tạo ngành Khoa học chính trị

  1. Trường Đại học Panthéon-Sorbonne Paris 1 
  2. Trường Đại học Panthéon -Assas Paris 2
  3. Trường Đại học Vincennes-Saint-Denis Paris 8
  4. Trường Đại học Vincennes-Saint-Denis Paris 8
  5. Trường Đại học Paris-Saclay 
  6. Trường Đại học Paris-Est Créteil-Val-de-Marne (UPEC)
  7. Trường Đại học Paris 13
  8. Trường Versailles-Saint-Quentin-En-Yvelines

Có thể bạn quan tâm: 
QUY TRÌNH LÀM HỒ SƠ DU HỌC PHÁP VỚI 7 BƯỚC
Học cử nhân Kinh tế bằng tiếng Anh tại Pháp 
Du học Pháp: ngành Sư phạm Tiếng Pháp
Top 14 trường đào tạo báo chí tại Pháp

———————————————————————————————————

Trên đây là một số thông tin cơ bản về du học ngành Khoa học chính trị tại Pháp. Để được tư vấn cụ thể về các chương trình du học Pháp, cũng như các thủ tục xin visa và làm hồ sơ du học Pháp, các bạn vui lòng liên hệ:

Công ty Tư vấn Giáo dục và Phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu
Hotline      : 0983 102 258
Email        :  duhocvietphap@gmail.com
FanPage  :  www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ      :   P 1702, Nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
05-06-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 3
Trong ngày: 38
Trong tuần: 553
Lượt truy cập: 456721

Loading...
Lên đầu trang