CHÍNH TRỊ HỌC
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
Mục lục bài viết
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển. Thưa ba vị khách mời, quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về điểm nghẽn thể chế có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh của đất nước hiện nay? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Vâng, tôi thấy Tổng Bí thư đã bắt đúng mạch, đúng bệnh. Bởi vì đây là điểm nghẽn quan trọng nhất. Vừa rồi, chúng ta thấy những giải thưởng Nobel về kinh tế, người ta được giải thưởng vì đã chứng minh rằng sự thịnh vượng và giàu có là do thể chế mang lại. Bây giờ là nghẽn thể chế, là vấn đề lớn nhất của đất nước ta. Khi đã nhận biết được vấn đề đó thì đấy là bước đầu tiên quan trọng nhất để chúng ta tập trung mọi nỗ lực xử lý, tạo tiền lệ hết sức quan trọng cho đất nước ta phát triển, nhất là trong giai đoạn vươn mình của dân tộc. GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Thế giới người ta cũng nói nhiều về thể chế, không chỉ là đảm bảo cho sự thịnh vượng của quốc gia, dân tộc đâu. Trong cuốn sách "Tại sao các quốc gia thất bại", các tác giả cho rằng, các quốc gia thất bại vì lý do thứ nhất là thể chế. Lý do thứ hai là thể chế và lý do thứ ba cũng là thể chế. Hiện nay, chúng ta hiểu về thể chế chưa thật sát đúng và hành động để thể chế hoàn thiện thì cũng chưa quyết liệt. Vấn đề thể chế chúng ta bàn hôm nay tôi cho là rất kịp thời, giải quyết điểm nghẽn của thể chế trúng và đúng. TRONG CUỐN SÁCH "TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI", CÁC TÁC GIẢ CHO RẰNG, CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI VÌ LÝ DO THỨ NHẤT LÀ THỂ CHẾ. LÝ DO THỨ HAI LÀ THỂ CHẾ VÀ LÝ DO THỨ BA CŨNG LÀ THỂ CHẾ. TS. Đặng Huy Đông: Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói đúng tâm tư, nguyện vọng của toàn xã hội, từ người quản lý cho đến doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ mới. Động đến đâu cũng đều bị tắc nghẽn do thể chế. Cái điểm nghẽn hình dung giống như một dòng sông đang chảy, một dòng chảy bị nghẽn, tức là bị cái gì đó cản trở ở giữa. Thế thì cái dòng chảy của khoa học công nghệ, dòng chảy của vốn kim ngân thì phải luân hoàn, tiền mới đẻ ra tiền được. Một dòng chảy tự nhiên của dòng sông mà bị nghẽn lại thì cũng trở nên tù đọng, và chúng ta có nước đục, nước tù. Thế nhưng khi dòng chảy được khơi thông thì nước trong, cá bơi. Bây giờ, chúng ta có nguồn lực nhưng không tiêu được tiền, nhu cầu tiêu tiền cũng có đấy mà không tiếp cận được với tiền, qua đó nói lên tầm quan trọng của việc tháo gỡ thể chế, phải cởi trói thể chế. Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cũng không khác gì cách đây 40 năm trước về cái "khoán mười" của ông Kim Ngọc. Nhưng có một cái điểm khác, tức "khoán mười" của ông Kim Ngọc là đã phải vượt lên chính mình, vượt lên mọi sự sợ hãi để làm, và chấp nhận rất nhiều rào cản vào thời điểm đó rất dũng cảm, để vượt lên chính mình và chấp nhận mọi rủi ro. Ở một góc độ khác, theo quan điểm mới của Tổng Bí thư chỉ ra trong cuộc họp cách đây vài ngày, tức là lãng phí. Dưới góc nhìn kinh tế của chúng tôi, nó còn có thể nguy hiểm và kinh khủng không kém gì. Đồng tiền để đấy không tiêu được chính là lãng phí. Vậy thì cái gì làm cho dòng tiền bị nghẽn? Chúng ta phải trả lời được câu đó. Chúng ta phải thấy được những cái rào cản của dòng chảy và phải tháo gỡ nó đi. Mạnh dạn nhìn vào và trên tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cái gì thấy đúng cho dân, thấy tốt cho dân, phải làm tức thì và làm triệt để, làm ngay lập tức. MỘT DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN CỦA DÒNG SÔNG MÀ BỊ NGHẼN LẠI THÌ CŨNG TRỞ NÊN TÙ ĐỌNG, VÀ CHÚNG TA CÓ NƯỚC ĐỤC, NƯỚC TÙ. THẾ NHƯNG KHI DÒNG CHẢY ĐƯỢC KHƠI THÔNG THÌ NƯỚC TRONG, CÁ BƠI. Thực tế, việc cải cách thể chế cũng được đặt ra từ lâu và cũng đã được đề ra ở trong văn kiện của Đại hội Đảng XIII. Nhưng thưa ba vị khách mời, tại sao đến thời điểm này vấn đề cải cách thể chế mới được đặt ra như là một nhiệm vụ cấp bách, mang tính sống còn với cả đất nước chúng ta? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Thực chất, một vài đại hội Đảng trước thì chúng ta đều nói đến 3 đột phá. Đầu tiên là đột phá thể chế, rồi sau đó mới đến đột phá cơ sở hạ tầng và đột phá nhân lực. Bây giờ cái nghẽn thể chế nó mới thể hiện, nó bộc lộ ra trong mọi khía cạnh của đời sống. Chúng ta lấy ví dụ về đầu tư tắc nghẽn, chưa bao giờ bộ máy của chúng ta tê liệt như bây giờ cả. Tê liệt tức là không ai dám quyết một cái gì. Anh quyết thế này, đúng luật này nhưng anh có thể sai luật kia. Không có cái nghẽn gì hơn cái nghẽn đó cả, nhất là ở thời điểm này tích tụ nhiều quy phạm pháp luật, nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, xung đột hơn so với trước đây. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ ách tắc và gia tăng xung đột giữa các quy định. Đây chính là nguyên nhân khiến bộ máy của chúng ta trở nên bị động, thậm chí trong nhiều trường hợp, cán bộ không dám hành động vì sợ rằng tuân thủ luật này có thể vi phạm luật khác. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để dân tộc ta có thể bứt phá và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, việc giải quyết các ràng buộc thể chế là vô cùng quan trọng và cần sớm được thực hiện. LẤY VÍ DỤ VỀ ĐẦU TƯ TẮC NGHẼN, CHƯA BAO GIỜ BỘ MÁY CỦA CHÚNG TA TÊ LIỆT NHƯ BÂY GIỜ CẢ. TÊ LIỆT TỨC LÀ KHÔNG AI DÁM QUYẾT MỘT CÁI GÌ. ANH QUYẾT THẾ NÀY, ĐÚNG LUẬT NÀY NHƯNG ANH CÓ THỂ SAI LUẬT KIA. KHÔNG CÓ CÁI NGHẼN GÌ HƠN CÁI NGHẼN ĐÓ CẢ, NHẤT LÀ Ở THỜI ĐIỂM NÀY TÍCH TỤ NHIỀU QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NHIỀU VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỒNG CHÉO, XUNG ĐỘT HƠN SO VỚI TRƯỚC ĐÂY. GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Lần này, tại sao người đứng đầu Đảng lại nhấn mạnh việc giải quyết các điểm nghẽn thể chế? Có một số vấn đề dễ nhận thấy, cả người dân cũng thấy rõ. Trước tiên là trong lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như đầu tư, hiện nay Quốc hội cũng đang rất quan tâm. Đầu tư bao gồm đầu tư công, tư nhân và ra nước ngoài, nhưng tất cả đều có những vướng mắc. Đầu tư công có ngân sách nhưng lại chờ dự án, khiến tiến độ bị ảnh hưởng ở nhiều nơi. Vấn đề thứ hai là thể chế chính quyền địa phương. Hiện nay, nhiều địa phương đang đề xuất có luật hoặc cơ chế đặc thù, điều này cho thấy họ gặp những hạn chế nhất định trong công việc, đúng không? Bên cạnh đó, trong đời sống kinh tế hàng ngày, chúng ta chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế thị trường, từ mua bán, trao đổi, tài chính, tín dụng, đến thương mại điện tử. Chẳng hạn, nhiều hoạt động kinh doanh còn thiếu tính minh bạch, dẫn đến gian lận và lừa đảo. Rõ ràng, các vấn đề về thể chế cần được điều chỉnh để đáp ứng tình hình hiện tại. Tóm lại, những thách thức trong cả kinh tế lẫn chính trị đòi hỏi sự nhạy bén và quyết tâm của người đứng đầu trong việc tháo gỡ. Thưa ông Đặng Huy Đông, với kinh nghiệm từng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, theo ông yếu tố cấp thiết nhất cần cải cách thể chế hiện nay là gì? TS. Đặng Huy Đông: Khi quy mô kinh tế còn nhỏ, khung pháp lý quản lý kinh tế đơn giản hơn và đủ đáp ứng nhu cầu lúc đó. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế đã mở rộng từ 100 tỷ USD của 20 năm trước lên hơn 400 tỷ USD, với rất nhiều ngành nghề mới phát sinh trong thời đại cách mạng 4.0. Vì vậy, luật pháp cần thay đổi để theo kịp thực tiễn, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Hình ảnh một dòng chảy kinh tế bị ngăn cản bởi các cành cây khô và vật cản dần tích tụ qua thời gian là minh họa cho các điểm nghẽn hiện tại. Nếu chúng ta không hành động quyết liệt lúc này, sẽ mất đi cơ hội phát triển. Một phần nguyên nhân là do chúng ta chưa nhận diện kịp thời các yêu cầu phát triển, cũng như sự đa dạng hóa của các hoạt động kinh tế. Một ví dụ nổi bật là trường hợp của Flappy Bird do Nguyễn Hà Đông phát triển. Sản phẩm này có tiềm năng kinh tế lớn nhưng lại vấp ngã do không có hệ sinh thái khởi nghiệp hỗ trợ. Đây là bài học cho thấy chính sách không theo kịp thực tiễn, dẫn đến việc tài năng bị bỏ lỡ. Hiện nay, mỗi địa phương là một nền kinh tế riêng biệt. Hà Nội và TP.HCM thậm chí đã có quy mô tương đương nền kinh tế cả nước cách đây 20-30 năm. Do đó, cần có cơ chế đặc thù để giải quyết các vấn đề riêng của mỗi địa phương. Cách tiếp cận pháp luật cứng nhắc "một mẫu cho tất cả" đã không còn phù hợp. Chúng ta cần phân cấp, trao quyền và cho phép địa phương chủ động. Sợ sai lầm là một cản trở lớn, nhưng trong quá trình thực hiện, sai sót khách quan cần được xử lý một cách nhân văn thay vì quá nghiêm khắc. Điều này tạo điều kiện cho cán bộ làm việc mà không lo ngại hậu quả do thiếu hiểu biết về pháp luật. Hơn nữa, việc xây dựng chính sách cần chú trọng đến nhu cầu phát triển của đất nước, chứ không chỉ bảo vệ lợi ích của từng bộ ngành. Sự phối hợp giữa các cơ quan cần đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Nếu làm được như vậy, chúng ta mới có thể kỳ vọng vào một hệ thống pháp luật hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. CÁCH TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỨNG NHẮC "MỘT MẪU CHO TẤT CẢ" ĐÃ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP. CHÚNG TA CẦN PHÂN CẤP, TRAO QUYỀN VÀ CHO PHÉP ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỘNG. SỢ SAI LẦM LÀ MỘT CẢN TRỞ LỚN, NHƯNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, SAI SÓT KHÁCH QUAN CẦN ĐƯỢC XỬ LÝ MỘT CÁCH NHÂN VĂN THAY VÌ QUÁ NGHIÊM KHẮC. ĐIỀU NÀY TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÁN BỘ LÀM VIỆC MÀ KHÔNG LO NGẠI HẬU QUẢ DO THIẾU HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LUẬT. Nói đến cải cách thể chế, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều luật chồng chéo, gây cản trở cho việc thực thi và phát triển và đây là một trong những điểm nghẽn quan trọng. Chúng tôi muốn đặt câu hỏi này cho ông Nguyễn Sĩ Dũng, người có nhiều năm nghiên cứu về hoạt động lập pháp, tình trạng này bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để nâng cao chất lượng lập pháp của chúng ta? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Thứ nhất, để có một hệ thống pháp luật chất lượng, chúng ta phải đổi mới tư duy ngay từ đầu. Tư duy đầu tiên là phải xác định đúng vị trí và vai trò của pháp luật trong mối quan hệ với tự do. Thực chất, nếu thiếu tự do thì doanh nghiệp và người dân không thể sáng tạo, đổi mới, thúc đẩy phát triển. Không gian tự do cần phải đủ rộng. Nhưng nếu tự do bị tuyệt đối hóa, sẽ dẫn đến tình trạng xung đột xã hội không kiểm soát nổi. Ngược lại, nếu điều chỉnh quá nhiều, chúng ta sẽ tạo ra nhiều ràng buộc, xiềng xích, làm tăng chi phí tuân thủ. Chi phí này, tính toán chung của cả thế giới, vào khoảng từ 1 đến 3% GDP, và nếu hệ thống pháp luật kém, chi phí này sẽ cao hơn nữa. Vì vậy, tư duy đầu tiên phải là cân đối giữa tự do và điều chỉnh, và đây là một sự cân đối động, tức là chúng ta phải có các thiết chế để duy trì cân bằng này chứ không thể chỉ tự cân đối. Ví dụ, Chính phủ có nhiệm vụ quản lý và thúc đẩy xây dựng pháp luật để tăng cường quản lý, trong khi Quốc hội là cơ quan đại diện cho dân, bảo vệ quyền tự do của dân. Vai trò của Quốc hội là thẩm định và thông qua luật, hiểu đúng là quyền kiểm soát việc ban hành pháp luật chứ không phải làm luật. Nếu chúng ta hiểu quyền làm luật theo nghĩa Quốc hội tự ban hành nhiều luật, xã hội sẽ bị điều chỉnh quá mức, làm mọi thứ trở nên chậm chạp và gây ra các điểm nghẽn. Tư duy đầu tiên là phải tìm được sự cân đối giữa tự do và điều chỉnh, nếu không sẽ không thể có một hệ thống pháp luật tốt. ĐỂ CÓ MỘT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHẤT LƯỢNG, CHÚNG TA PHẢI ĐỔI MỚI TƯ DUY NGAY TỪ ĐẦU. TƯ DUY ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI XÁC ĐỊNH ĐÚNG VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TỰ DO. Thứ hai, chúng ta phải đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, bởi quy trình hiện tại rõ ràng có vấn đề. Đầu tiên, việc xây dựng chính sách phải diễn ra trước khi soạn thảo luật. Quy trình này có hai phần: phần chính trị và phần kỹ thuật. Hai quy trình này cần hai nguồn nhân lực khác nhau đảm nhiệm. Phần chính trị của chính sách là do các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị hay đại biểu Quốc hội xác lập để xác định ưu tiên quốc gia. Những chính sách đúng đắn này sẽ xác lập hướng đi phù hợp cho đất nước. Trong khi đó, phần kỹ thuật là nhận biết vấn đề và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp và đánh giá tác động của các giải pháp. Khi đó, Chính phủ thông qua chính sách rồi mới soạn luật, chứ không phải chỉ dựa trên một cái tên luật rồi bắt đầu soạn thảo. Ở nhiều nước phát triển, việc soạn thảo luật được giao cho các cơ quan chuyên môn. Ví dụ, tại các nước văn minh, luật được soạn thảo bởi cục soạn thảo văn bản pháp luật. Cục này đảm nhiệm chuyển hóa các chính sách thành điều luật cụ thể, đảm bảo tính chuyên sâu, chính xác. Về quy trình lập pháp, Quốc hội cần thẩm định dự thảo luật qua ba giai đoạn. Lần thẩm định đầu tiên là xem xét xem liệu luật này có cần thiết không, tức là cân nhắc giữa tự do và điều chỉnh. Nếu không cần, dự thảo sẽ bị hủy ngay từ đầu. Lần thẩm định thứ hai, Quốc hội sẽ thảo luận về các chính sách lập pháp và tác động của chúng, ai được lợi, ai bị ảnh hưởng. Cuối cùng, Ủy ban sẽ xem xét về mặt kỹ thuật, tương tác với các chuyên gia trước khi đưa ra Quốc hội thông qua lần thứ ba. Quy trình này sẽ đảm bảo chất lượng cho hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cần phân định rõ phạm vi thảo luận. Các phiên họp toàn thể cần tập trung vào các vấn đề chính trị và ưu tiên của chính sách, còn việc xử lý câu chữ cụ thể phải để cho các chuyên gia ngôn ngữ và các ủy ban chuyên môn. Việc lẫn lộn này sẽ gây khó khăn trong việc tạo ra một hệ thống pháp luật chất lượng. Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tập trung vào các vấn đề mang tính chính trị, còn các vấn đề kỹ thuật nên được giải quyết tại các Ủy ban chuyên môn như Ủy ban Tài chính hay Ủy ban Pháp luật, vì các ủy ban này có chuyên môn sâu hơn và có thể tương tác hiệu quả với các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nếu chúng ta đổi mới được quy trình như vậy, hệ thống pháp luật sẽ có chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Như vậy là ngay cả việc ban hành luật của chúng ta, cái gốc rễ vẫn đang có điểm nghẽn. Hiện nay có tình trạng một số luật vừa ban hành đã phải sửa đổi với các quy định gây khó khăn cho việc thực thi, gây lãng phí nguồn lực và chưa thực sự tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, cũng như khơi thông các nguồn lực trong dân. Xin được hỏi ông Đặng Huy Đông nghĩ thế nào về nhận định này? Và theo ông, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên làm gì để đối diện với điểm nghẽn thể chế hiện nay? TS. Đặng Huy Đông: Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm thực thi pháp luật, còn việc giải quyết các vấn đề về cơ chế, thể chế và khung pháp lý là nhiệm vụ của chính quyền và hệ thống chính trị do Nhà nước đặt ra. Đó là trách nhiệm của chính quyền, không phải của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ phản ánh những nhu cầu và vướng mắc của mình để người làm luật hiểu rõ. Hiện nay, chúng ta đã có cơ chế đại diện cho các hiệp hội ngành nghề, nhưng chất lượng hoạt động và vai trò của các hiệp hội này vẫn chưa thể hiện rõ trong quá trình xây dựng luật. Dù quy trình làm việc quy định việc lấy ý kiến từ các đối tượng chịu tác động, nhưng việc lắng nghe ý kiến của nhóm nào, từ khu vực nào trong xã hội, lại phụ thuộc vào lựa chọn chủ quan của người làm luật. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo và ách tắc hiện nay, khi nền kinh tế đã trở nên đa dạng và phong phú hơn nhiều so với trước đây. Như tôi đã nói, lợi ích mâu thuẫn và xung đột giữa các nhóm lợi ích khi làm luật là yếu tố lớn cần được xem xét. Người làm luật phải đứng trên góc độ vì lợi ích của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, đất nước, và sự phát triển của dân tộc để cân bằng giữa các lợi ích khác nhau. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe một chiều từ mong muốn của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp nào đó, sẽ dễ dẫn đến việc luật pháp bị lợi ích chi phối, ưu tiên lợi ích doanh nghiệp rõ ràng và dễ thấy, trong khi lợi ích chung cho xã hội và sự phát triển lại bị tổn hại, điều mà chúng ta có thể thấy khá rõ trong thực tế hiện nay. Vì vậy, trong quá trình xây dựng luật, ngoài các ý kiến như ông Dũng đã đề cập, chúng ta cần nhận diện rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố chi phối trong công tác lập pháp. Nghị quyết 28 của Trung ương đã xác định vấn đề chống tham nhũng trong chính sách, để ngăn ngừa sự can thiệp của các nhóm lợi ích vào quá trình làm luật. Đây là chẩn đoán đúng đắn nhằm kiểm soát tình trạng tham nhũng và ngăn chặn các hành động gây rối trong việc xây dựng luật pháp. Có một nguyên tắc chung cho nhà quản lý là phải đủ gần để hiểu được doanh nghiệp cần gì, nhưng cũng phải đủ xa để không bị doanh nghiệp tác động quá mức. Lợi ích của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp có thể song trùng với lợi ích quốc gia, nhưng không phải lúc nào cũng vậy; đôi khi lợi ích doanh nghiệp có thể làm chệch hướng sự phát triển đất nước. Từ đấy nó dẫn đến cái là lựa chọn cái mô hình phát triển của chúng ta như thế nào để tránh chúng ta là quá tải, quá thiếu. Chúng ta thừa nhận đang có điểm nghẽn trong thể chế, nhưng việc tháo gỡ cần bắt đầu từ đâu và tiến trình này sẽ diễn ra như thế nào? GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Nếu chúng ta không làm rõ được thế nào là thể chế và nghẽn thể chế là nghẽn cái gì, thì chúng ta sẽ không có giải pháp. Mà không có giải pháp thì chúng ta bàn về những cái luật này có lẽ cũng chưa được rõ lắm. Bây giờ chúng ta nói về tầm quan trọng của thể chế thì mọi người thừa nhận rồi. Cái thứ hai, vấn đề đặt ra là bây giờ chúng ta phải tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế, chúng ta cũng nhất trí rồi. Thế nhưng mà thể chế đó là cái gì? Mọi người cứ nói thể chế, nhưng thể chế là cái gì thì có nhiều cách hiểu rất khác nhau. Tất cả từ cán bộ đến người dân cứ thế làm đến lúc “nghẽn” thì bảo nghẽn thể chế, nhưng không biết nghẽn ở đâu. Tôi cho rằng trước hết, phải giải quyết cái vấn đề tư duy. Tôi lấy ví dụ như bóng đá, có luật chơi, có sân chơi, có người chơi. Anh đá ở châu Á khác, đá toàn cầu lại khác. Trong kinh tế thị trường, luật chơi của chúng ta đã có rất nhiều luật rồi, từ liên quan đến đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo vệ người tiêu dùng, hội nhập và không gian kinh tế của thể chế… Bây giờ nó rộng như vậy thì thể chế phải thay đổi, mà chúng ta không thay đổi luật chơi, không thay đổi người chơi. Ở đây phải là năng lực của người chơi, nếu không có năng lực, thể chế sẽ nghẽn. Tôi cho nghẽn nó nằm ở hai chỗ. Một là luật chơi chúng ta có thừa, có thiếu, có nhiều nhưng vẫn thiếu và chưa tốt. Luật chơi liên quan đến cái gì? Luật chơi liên quan đến năng lực. Nếu như anh không thấy vấn đề, không thấy được sự vận động của xã hội, không thấy được ý chí của dân, không thấy được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của dân, thì anh không thể đưa vào luật đúng được, và trong đó còn có thể bị tham nhũng, bị cài cắm lợi ích nhóm. Thứ hai là người chơi, hiện nay chúng ta tham gia nền kinh tế thị trường toàn cầu, nhưng vấn đề ở chỗ người chơi chưa biết tham gia thế nào cho đúng. Như vậy, thể chế chưa hoàn thiện, người chơi không đủ năng lực để tham gia dẫn đến nghẽn trong quá trình hoạt động. Chúng ta đang gặp vấn đề nhưng không biết giải quyết như thế nào, nên cần phải chỉ ra những điểm nghẽn thì mới có thể tìm ra giải pháp. Tiếp theo, chúng ta phải đổi mới, trước hết là nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống pháp luật, cải thiện năng lực lập pháp, để từ đó nâng cao chất lượng của thể chế. Khi thể chế đã hoạt động hiệu quả, đảm bảo năng lực, chúng ta mới có thể giải quyết được những vấn đề bức xúc và cấp bách. TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Thể chế là hệ thống của các thiết chế và quy tắc, luật lệ vận hành các thiết chế đó. Như vậy, có phần cấu thành là các thiết chế. Các thiết chế trong thể chế của chúng ta bao gồm Đảng, Nhà nước, chính quyền, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, tòa án... Đó là các thiết chế cấu thành nên thể chế. Tuy nhiên, các cơ quan này lại vận hành các thiết chế này, đó là phần mềm của thể chế, hay nói cách khác là hệ điều hành của nó, mà hệ điều hành đó chính là pháp luật. Pháp luật quy định khuôn khổ, nguyên tắc hoạt động, cũng như quy phạm hoạt động của các thiết chế. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng có phần cứng và phần mềm trong thể chế. Và yếu tố thứ ba, như anh Sơn đã nói, chính là sân chơi hay môi trường thể chế. Vì vậy, thể chế cấu thành từ ba phần: Phần thứ nhất là các thiết chế; phần thứ hai là pháp luật để vận hành các thiết chế đó, hay nói cách khác, hệ điều hành các thiết chế; và phần thứ ba là sân chơi, hay môi trường thể chế. Khi có sự nghẽn, có thể nghẽn ở điểm đầu tiên, đó là năng lực của các thiết chế. Năng lực của Đảng là năng lực lãnh đạo, năng lực của Đảng cầm quyền, năng lực cầm quyền và năng lực lãnh đạo. Năng lực của Nhà nước là năng lực quản lý và điều hành. Lấy ví dụ, theo mô hình của chúng ta, năng lực của Nhà nước trong quản lý và điều hành là thế nào? Tiếp theo là môi trường thể chế. Môi trường đó có khuyến khích không? Môi trường đó có bảo đảm công bằng không? Môi trường đó có thuận lợi không? Đó là ba phần, và nghẽn có thể xảy ra ở phần các thiết chế. Nghẽn có thể do năng lực, như anh Sơn đã nói. Ví dụ, Quốc hội là cơ quan thẩm định và thông qua luật. Nhưng nếu năng lực thẩm định của Quốc hội hạn chế, thì có thể dẫn đến việc thông qua những đạo luật không phù hợp. Ví dụ, một đạo luật có thể bị thông qua ngày hôm trước và có hiệu lực ngay hôm sau, liệu năng lực thẩm định của Quốc hội có vấn đề không? Đó là nghẽn về năng lực. Thứ hai, nghẽn có thể do nguồn lực. Quốc hội hiện tại không có đủ cơ quan nghiên cứu, trong khi Quốc hội Mỹ có một cơ quan nghiên cứu lớn với hàng nghìn chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau. Còn ở Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu chuyên gia? Đó là một vấn đề về năng lực và nguồn lực. Ngoài ra, nghẽn còn có thể do lẫn lộn chức năng giữa các cơ quan. Chức năng của các thiết chế đôi khi bị lẫn lộn, gây nghẽn trong quá trình thực thi. Hơn nữa, nếu không phân cấp phân quyền, tất cả công việc dồn về một nơi sẽ dẫn đến nghẽn. Nếu không phân công cho địa phương, tất cả công việc sẽ phải giải quyết ở cấp Trung ương, điều này gây tắc nghẽn trong hệ thống. Còn nghẽn ở hệ điều hành, tức là pháp luật, có thể có nhiều nguyên nhân. Hệ điều hành của chúng ta hiện nay như thế nào? Nếu hệ điều hành của ta chỉ đạt đến phiên bản 1.0 trong khi thế giới đã tiến tới 4.0, thì đó là vấn đề lớn. Pháp luật của chúng ta cũng có thể lạc hậu, không phù hợp với thực tế, như trong bối cảnh không gian số và giao dịch số hiện nay. Chất lượng chính sách và pháp luật có thể thấp do quy trình và tư duy cũ. Nghẽn cũng có thể đến từ môi trường thể chế, nếu môi trường không khuyến khích sự phát triển, không bảo đảm công bằng, hoặc không thuận lợi. Ví dụ, nếu môi trường chỉ khuyến khích những người không làm gì, mà không khuyến khích những người thúc đẩy sự phát triển, thì đó là nghẽn trong môi trường thể chế. Muốn gỡ nghẽn thể chế, theo lý thuyết, chúng ta phải cải thiện cả ba yếu tố: thiết chế, hệ điều hành pháp luật và môi trường thể chế. TS. Đặng Huy Đông: Nhìn góc độ khác, không phải tất cả vấn đề đều xuất phát từ năng lực của chuyên gia hay cán bộ. Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia và cán bộ hiểu rõ vấn đề nhưng lại bị chỉ đạo sai lệch đi theo tính ý chí. Vì vậy, chúng ta phải tôn trọng khoa học và khách quan trong quản lý. Ý chí chính trị rất quan trọng trong mọi sự phát triển của đất nước. Chúng ta muốn đất nước bứt phá, vươn mình, ý chí chính trị đúng nhưng nhiệm vụ của cơ quan làm luật là ý thức chính trị được hiện thực hóa. Trong rất nhiều trường hợp, vấn đề ở quá trình thực thi pháp luật, nhiều nhà quản lý bên dưới làm đúng thì lại không đạt mục tiêu của họ. Tôi cũng muốn nói khái niệm mở rộng hơn là tham nhũng chính sách, đó là đạo đức trong xây dựng luật pháp và quản lý thực thi luật pháp. Ở đây vi phạm luật pháp nhiều lắm, đâu đó có tiếp tay bao che. Cái này phải nhận diện theo tinh thần nói thẳng, nhìn thẳng sự thật như tinh thần của Đại hội Đảng VI. Không phải không có luật mà ở vấn đề quản lý, phải chỉ ra được quản lý là ai, người quản lý phải chịu trách nhiệm là ai. Luật đang đúng nhưng quá trình triển khai lại vi phạm hay bị bóp méo, vậy tại sao lại đòi đổi luật. Như vậy, tắc nghẽn là do yếu tố con người. Vậy, thưa ba vị khách mời, với yêu cầu bức thiết của việc cải cách thể chế, liệu có nên lập ra một cơ quan riêng để giám sát quá trình xây dựng pháp luật đảm bảo không gây tắc nghẽn, vướng mắc thể chế? TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Theo tôi là không nên, bởi vì nếu đẻ ra thêm cơ quan rồi thêm quy trình, thêm thủ tục, thì mình đã nghẽn rồi, giờ lại nghẽn thêm. Bởi vì rồi mọi thứ lại đổ dồn về cơ quan này, họ có năng lực để đánh giá một luật có tốt hay không thì hoàn toàn không dễ dàng. Cơ quan nào có thể đánh giá được cái đó? Nếu quy trình lập pháp tốt, thì luật đã bảo đảm rồi. Còn đưa ra một cơ quan độc lập để xem cái đó tốt hay không, tôi cho là rất khó và không khả thi. Không nên làm như vậy vì nó chỉ khiến quy trình rối rắm hơn và hiệu quả không cao. GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Tôi cũng khẳng định là không nên. Chúng ta cần phát huy năng lực của các cơ quan như kiểm tra, giám sát Đảng, thanh tra Nhà nước, thanh tra Nhân dân. Nếu có chăng thì tách các cơ quan này thành một lực lượng chuyên nghiệp, chuyên môn để thực hiện, chứ không phải lập ra một cơ quan trực thuộc Chính phủ, Quốc hội hay Đảng để làm việc này. Chúng ta chỉ cần phát huy và kết nối thôi, không nên tạo thêm cơ quan mới. Việc này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, như thêm đất, thêm nhà, thêm người, thêm quyền, thêm chức, thêm vụ... Như vậy rất cồng kềnh, trong khi chúng ta lại đang muốn cải cách hành chính và giảm bớt các thủ tục hành chính. Tôi cho rằng điều quan trọng để có thể thể chế tốt là phải cải tiến quá trình và năng lực làm luật. Luật hiện nay đa số được nhận định là luật khung, luật ống, tức là luật không có hiệu lực pháp lý rõ ràng và nghị định, thông tư, chỉ thị thì cũng không có hiệu lực pháp lý cao. Ví dụ, thông tư không có giá trị pháp lý bằng nghị định, nghị định không bằng luật. Chính vì vậy, chúng ta phải khắc phục vấn đề này, bởi vì thể chế hiện tại khá tùy tiện, không thấy luật là tối thượng. Chúng ta cần phải cải tiến vấn đề này để luật có hiệu lực và có khả năng thực thi cao hơn. TS. Đặng Huy Đông: Tôi cũng quan điểm rằng chúng ta không nên mở ra một cơ quan mới, nhưng nên nâng cao chất lượng của quy trình làm việc hiện nay và các thể chế mình đã có. Tôi nghĩ rằng trong quá trình làm luật, để bao quát và kiểm soát được tất cả các xung đột, mâu thuẫn trong một văn bản pháp luật, chúng ta cần những tranh luận rất xây dựng. Với tôi, chúng ta phải sòng phẳng để tìm ra chân lý, không có căng thẳng theo nghĩa khác. Đúng sai là cả một câu chuyện, nhưng nếu không có sự tranh luận khoa học, khách quan từ những người có thời gian và chuyên môn sâu, chúng ta không thể nâng cao được chất lượng. Hiện nay, tôi thấy có hai cơ chế rất tốt. Thứ nhất là trong hệ thống lấy ý kiến phản biện, với Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, các đồng chí đã thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến từ các chuyên gia, người có kinh nghiệm và tâm huyết đóng góp cho sự phát triển. Thứ hai là Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nơi có hàng vạn trí thức trong các ngành và lĩnh vực khác nhau. Tôi có thể nói rằng đó là những “bác sĩ” trong tất cả các lĩnh vực đủ điều kiện để “chẩn đoán và bắt bệnh” rất sát thực tiễn cuộc sống. Nếu chúng ta sử dụng lực lượng này một cách khoa học, hiệu quả hơn và lắng nghe những phân tích, nhận xét từ họ thì sẽ tốt hơn. Các bộ, ngành của Chính phủ, tôi cho rằng đó là một cơ chế rất tốt, nhưng phải tham gia thực sự. Khi đã tham gia, thì phải lắng nghe một cách thực sự, chứ không phải làm cho có, chỉ nói rằng “chúng tôi đã lấy ý kiến rồi” mà không biết ý kiến phản ánh, phản biện. Chính vì thế có hiện tượng “người ta tránh những người biết, tránh những người chỉ ra được rủi ro trong việc triển khai thực thi pháp luật”. Điều này quay lại vấn đề đạo đức của người làm luật và người thực thi pháp luật. Còn một điểm nữa mà tôi nghĩ cần phải nói là nếu muốn giảm nghẽn, thì phải phân cấp, phân quyền mạnh mẽ. Nếu không phân cấp, phân quyền rõ ràng, mà mọi thứ đều phải xin phép như hiện nay thì không thể tháo gỡ được nghẽn. Thành công của gần 40 năm đổi mới tính từ Đại hội Đảng lần thứ VI cũng đã bắt đầu từ việc đổi mới tư duy. Vậy tại sao đến nay chúng ta vẫn phải tiếp tục đặt ra vấn đề đổi mới tư duy trong việc cải cách thể chế để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh, và có mối quan hệ gì giữa cái quyết tâm về đổi mới tư duy cách đây 40 năm vào thời điểm hiện tại? GS.TSKH Phan Xuân Sơn: Tư duy sẽ dẫn đến hành động, tư duy thế nào từ hành động như vậy. Thế cho nên bây giờ muốn đổi mới cái gì, muốn làm gì mới thì phải tư duy đầu tiên. Đại hội Đảng VI của chúng ta bắt đầu từ đổi mới tư duy, nhưng mà cái điểm nghẽn quan trọng nhất lúc bấy giờ là kinh tế, cho nên ưu tiên và trước hết là phải đổi mới tư duy kinh tế. Bây giờ ở giai đoạn này, chúng ta muốn một đất nước, một dân tộc vươn mình trong điều kiện mới.Trước hết là phải đổi mới tư duy để vươn mình. Xưa nay anh đã vươn mình thế này rồi, anh đã đứng thẳng thế này rồi nhưng bây giờ anh phải vươn mình và mạnh mẽ hơn nữa, thì mới có thể đi kịp và sánh ngang với các nước khác trên thế giới. Về điểm nghẽn thể chế, để đổi mới tư duy, chúng ta phải bắt đầu tư duy về thể chế, sau đó xác định điểm nghẽn trong thể chế và tìm ra các giải pháp để tháo gỡ. Khi có một thể chế hợp lý, chúng ta sẽ có một hệ thống thể chế thông suốt. Điều này giúp phát huy được nguồn lực của quốc gia, dân tộc, đất nước và nói vào đề tài hôm nay, đó là phát huy được nguồn lực từ luật chơi, sân chơi và người chơi. Chúng ta sẽ thấy rằng đất nước có cơ hội để vươn mình. Cách đây 40 năm, nguồn lực của chúng ta rất hạn chế và chúng ta đang trong một thể chế kinh tế tập trung bao cấp theo mô hình cũ. Khi đó, chúng ta đã gặp phải điểm nghẽn. Để vượt qua, chúng ta buộc phải thay đổi, thay đổi để tự cứu mình, giải phóng tất cả nguồn lực còn bị ràng buộc bởi cơ chế cũ và chúng ta đã thành công. Bài học từ thời điểm đó đã cho chúng ta dũng khí và tự tin, và giờ đây chúng ta lại phải làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, giai đoạn này không giống như trước kia, tức là cách đây 40 năm, khi chúng ta lo toan cơm ăn, áo mặc và chủ yếu là xóa đói giảm nghèo. Giờ đây, chúng ta đã bước vào giai đoạn đầu của quốc gia có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên, chúng ta không muốn rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình như nhiều quốc gia ở Đông Nam Á cách đây 20-30 năm, khi đó họ mơ trở thành rồng, thành hổ nhưng cuối cùng lại bị kẹt lại. Do đó, để bước vào kỷ nguyên vươn mình, chúng ta buộc phải mạnh dạn đổi mới tư duy để tạo ra đột phá, đặc biệt là trong thể chế kinh tế. Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong thể chế kinh tế, tôi đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ việc phân cấp, nhưng phân cấp phải đi đôi với phân quyền. Quá trình tham gia với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội gần đây, đặc biệt là với Luật Thủ đô, chúng tôi đã thể hiện rõ tư tưởng này và cũng đã được Quốc hội chấp nhận, phân cấp rất mạnh mẽ cho Hà Nội. TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Bây giờ, chúng ta phải đặt vấn đề đổi mới tư duy vì thời đại đã thay đổi. Quả thực, thời đại thay đổi một cách rất khủng khiếp. Nếu cuộc cách mạng nông nghiệp kéo dài 10.000 năm, thì cuộc cách mạng công nghiệp kéo dài 300 đến 400 năm. Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo chỉ kéo dài trong vài chục năm thôi, nhưng nó đã định hình lại toàn bộ thế giới. Mặc dù người ta gọi đó là cách mạng 4.0, cách mạng số, nhưng gốc cốt lõi của nó là cách mạng trí tuệ nhân tạo. Nếu chúng ta vẫn tư duy theo cách cũ, chúng ta sẽ lỗi thời. Vì vậy, phải đổi mới tư duy để bắt kịp với thời đại mới, tư duy trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, trong một thời cuộc cách mạng mà sẽ biến động và thay đổi toàn bộ thế giới trong vài chục năm tới, chứ không phải là hàng trăm năm nữa. Cái thứ hai, phải đổi mới tư duy vì những vấn đề đặt ra cho chúng ta với tư duy cũ, chúng ta không thể xử lý được nữa. Tôi lấy ví dụ như đột phá về thể chế, chúng ta đã nói đến vấn đề này mấy chục năm rồi, qua nhiều đại hội, nhưng với tư duy cũ, chúng ta không giải quyết được, thì rõ ràng là phải đổi mới tư duy. Tiếp theo, phải đổi mới tư duy vì những nhiệm vụ mới đòi hỏi một tư duy khác. Đổi mới từ năm 1986, về cơ bản là tự do hóa kinh tế, xã hội hóa kinh tế. Anh Sơn có nói là chủ yếu là kinh tế, thì bây giờ tôi nghĩ là cái đổi mới tiếp theo của chúng ta phải theo hướng chuyên nghiệp hóa. Các thiết chế phải được chuyên nghiệp hóa ở mức độ rất cao thì mới đạt được mục tiêu. Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã tham dự cuộc trò chuyện này!
Người gửi / điện thoại
Đánh giá