Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

Phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa thực tiễn - TS Nguyễn Hữu Lập

Phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa thực tiễn - TS Nguyễn Hữu Lập

Trong giai đoạn hiện nay, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh vẫn còn nguyền giá trị và có ỷ nghĩa đặc biệt quan trọng đổi với Việt Nam.

Mục lục bài viết

1076

TS. NGUYỄN HỮU LẬP

Đã đăng Tạp chí khoa học chính trị, số 3, 2018

Tóm tắt: Phong cách lãnh đạo, quản lí là bộ phận cơ bản trong phong cách làm việc cùa Hồ Chí Minh; quyết định tính đúng đắn trong các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng; quyêt định hiệu quả quản lí của Nhà nước kiêu mới ở Việt Nam, tạo nên sự đồng thuận xã hội, bảo đảm cho cách mạng Việt Nam luôn có đủ sức mạnh để vượt qua mọi khỏ khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh vẫn còn nguyền giá trị và có ỷ nghĩa đặc biệt quan trọng đổi với Việt Nam.

Từ khóa; Hồ Chí Minh; phong cách lãnh đạo, quản lí; Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà chính trị chuyên nghiệp của Việt Nam. Sự xuất hiện của Người là tất yếu trong quá trình đấu tranh của dân tộc để tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan và xu thế thời đại. Do vậy, hoạt động lãnh đạo của Hồ Chí Minh là lãnh đạo chính trị, mang bản chất, lập trường giai cấp rõ ràng; mang tính chính trị, xã hội sâu sắc.

Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là những nguyên tắc, lề lối, cách thức làm việc vói tư cách là đảng viên, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam được biểu hiện trong tư duy, diễn đạt, làm việc, ứng xử và nêu gương về đạo đức cách mạng, nhằm thức tỉnh, động viên, khích lệ, cổ vũ quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng, vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Phong cách quản lí Hồ Chí Minh là những nguyên tắc, lề lối, cách thức làm việc được hình thành trong quá trình hoạt động cách mạng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để hiện thực hóa mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.

Phong cách lãnh đạo, quản lí của Hồ Chí Minh mang bản chất giai cấp công nhân; đồng thời, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Bởi vì, mục tiêu lãnh đạo, quản lí của Hồ Chí Minh là hướng tới giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Quá trình hoạt động thực tiễn đầy sôi động đã hình thành và bồi đắp nên phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh. Người không chỉ tham gia Đảng Xã hội Pháp, mà còn là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; là thành viên của Quốc tế Cộng sản; là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Người còn tham gia sáng lập, quản lí và làm việc trong các tổ chức, như Hội Liên hiệp thuộc địa (năm 1921); Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản (năm 1924); Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (năm 1925); Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản (năm 1936); Mặt trận Việt Minh (năm 1941)...

Với phong cách lãnh đạo, quản lí vì nhân dân, lấy độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm nền tảng, Hồ Chí Minh luôn đưa ra những chủ trương lãnh đạo đúng đắn, quyết định quản lí hợp lòng dân, được đông đào quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong nhiều học thuyết chính trị khác nhau, Hồ Chí Minh đã chọn Chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động; trong nhiều mô hình nhà nước khác nhau, Người đã chọn mô hình Nhà nước Nga - Xô viết. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo thực tiền cách mạng, tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) do Người chủ trì, đã điều chinh mục tiêu xây dựng mô hình nhà nước cho phù họp với quyền lợi của các tầng lớp nhân dân. Hội nghị đã khẳng định: “không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thế nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”1. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trước nạn đói do thực dân, đế quốc gây ra, Người đã kêu gọi nhường cơm, xé áo; trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc để nhân dân được hưởng giá trị của tự do, độc lập. Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn Đảng và Nhà nước phải quan tâm đến các tầng lóp nhân dân, đặc biệt là phải miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân; chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, phụ nữ và nhất là thế hệ trẻ...

Phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh không chí là chỉnh thế hoạt động mang tính nền nếp trong quá trình hiện thực hóa tư tưởng, tạo nên đặc trưng riêng của Người, mà phong cách đó còn mang tầm tư tưởng, lí luận về khoa học lãnh đạo, quản lí. Bởi vì, nghiên cứu phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh, mỗi chủ thề lãnh đạo, quản lí đều có thể rút ra những nguyên tắc để rèn luyện phong cách cho riêng mình. Với những giá trị đã tạo ra, phong cách lành đạo, quàn lí Hồ Chí Minh đã phát triển và làm phong phú thêm Học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân với cá nhân lãnh tụ. Tức là, phong cách của lãnh tụ hay của người lãnh đạo, quản lí chỉ có thể được hình thành trong quá trình phục vụ cho lợi ích của cộng đồng dân tộc, của tập thể và tổ chức nhất định. Mặt khác, cùng với việc củng cố tính đúng đắn của nguyên tắc tập trung dân chủ và vai trò của khoa học trong hoạt động thực tiễn, phong cách lãnh đạo, quàn lí Hồ Chí Minh còn góp phần khẳng định tính triết lí về vai trò của sự đồng thuận giữa ý Đảng với lòng dân.

Bên cạnh giá trị lí luận, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh còn có giá trị thực tiễn to lớn. Bời vì, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh đã tạo nên chuẩn mực về người lãnh tụ thân dân, về sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà lãnh đạo, quản lí của giai cấp vô sản với nhân dân lao động. Thực tiễn cho thấy, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh không chỉ là yếu tố quyết định việc phát huy trí tuệ của Đàng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh của toàn thể dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn đối với các chủ thể lãnh đạo, quản lí ở Việt Nam hiện nay. Bời vì, bên cạnh những cơ hội phát triển được tạo ra từ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 thì những thách thức đặt ra cũng ngày càng lớn. Do vậy, để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển nhanh và bền vững trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, đòi hỏi phải tập hợp, phát huy tống hợp sức mạnh của con người, các giá trị truyền thống, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó lại phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo, quản lí của các chủ thể lãnh đạo, quán lí, mà cụ thể là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị.

Hiện nay, với những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, biểu hiện ở tính đúng đắn, sáng tạo trong các chủ trương, đường lối của Đảng; ở quyết tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; ở sự quyết liệt trong quản lí, điều hành của Chính phủ đã góp phần quan trọng cũng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đàng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm ảnh hường tiêu cực đến uy tín, năng lực lãnh đạo, quản lí của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp. Thực trạng đó cho thấy, việc xây dựng và rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước là vấn đề có ý nghĩa chính trị sâu sắc.

Xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lí là tổng thể các hoạt động để phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh được nhận thức đúng đắn, không ngừng lan tỏa và phát huy tác dụng trong hoạt động lãnh đạo, quản lí của mồi cán bộ. đảng viên. Theo đó, xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí ở Việt Nam hiện nay phải là quá trình tác động có chủ đích, nhằm làm cho các giá trị của nó không chỉ thấm vào nhân cách mỗi cá nhân, mà phải biểu hiện ra ở các quan điểm, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách, pháp luật và các quyết định hành chính cụ thể. Mục tiêu này đòi hỏi làm tốt một số biện pháp sau:

Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các h Hỏ Chỉ Minh. Thời gian tới, cần đi sâu nghiên cứu để làm rõ hơn đặc trưng, bản chất của phong cách làm việc Hồ Chí Minh nói chung, phong cách lãnh đạo, quản lí nói riêng. Trên cơ sờ đó, khẳng định giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực to lớn của phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và với mồi cán bộ, đảng viên. Chủ động đổi mới và sáng tạo nhiều hình thức phong phú, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, chuyên môn công tác của mỗi cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần kết hợp giữa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phong cách Hồ Chí Minh với tăng cường đấu tranh làm thất bại các quan điểm, hành vi xuyên tạc, phủ nhận phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách lãnh đạo, quản lí. Thông qua thực hiện Chi thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, mồi cán bộ, đáng viên, trước hết là những cán bộ lãnh đạo, quản lí phải hiểu sâu sắc về sự hình thành, bản chất, đặc trưng của phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh và biết vận dụng sáng tạo vào từng lĩnh vực công tác.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực về phong cách đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp. Hoạt động lãnh đạo, quản lí có nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau, trong khi đó hoạt động lãnh đạo, quản lí của Hồ Chí Minh được đề cập ở tầm vĩ mô, tầm cao nhất của quốc gia - dân tộc. Mặc dù vậy, mọi chủ thể lãnh đạo, quản lí các cấp đều có thể học tập và làm theo. Bởi vì, phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh đã trở thành lí luận mang tầm triết lí và chân lí về lãnh đạo, quản lí. Tuy nhiên, trên cơ sở phong cách Hồ Chí Minh, cấp ủy các cấp cần căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng cấp để xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực về phong cách lãnh đạo, quản lí cho phù hợp với từng chức danh cụ thể. Việc xây dụng và hoàn thiện các chuẩn mực không chỉ là cơ sở để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lí chủ động rèn luyện, mà còn là cơ sở để các cấp có thấm quyền lượng hóa và đánh giá chính xác hiệu quả học tập, làm theo của cán bộ thuộc quyền.

Ba là, đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và người đứng đầu trong thục hiện quy trình công tác cán bộ, két hợp chặt chẽ giữa rèn luyện phong cách lãnh đạo với phong cách quản lí. Công tác cán bộ, trong đó bao gồm cả cán bộ lãnh đạo, quản lí, là công tác của cấp ủy đảng và người đứng đầu các cấp. Do vậy, cấp ủy và người đứng đầu các cấp có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ. Theo đó, trong tiến hành công tác cán bộ nói chung, xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lí cho cán bộ nói riêng, đòi hỏi cấp ủy các cấp phải đề cao trách nhiệm, công tâm, khách quan, lấy lợi ích của tập thể, tổ chức làm cơ sờ để lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lí và sử dụng cán bộ. Hoạt động lãnh đạo, quản lí có những yêu cầu chung và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền như ở Việt Nam, đại bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lí trong bộ máy hành chính là đảng viên, cùng lúc thực hiện cả chức năng lãnh đạo và quản lí. Do vậy, việc rèn luyện phong cách lãnh đạo cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện phong cách quản lí của cán bộ, đảng viên.

Bốn là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí. Đánh giá chất lượng cán bộ là khâu quan trọng nhất của quy trình công tác cán bộ, đánh giá đúng là cơ sở quyết định bảo đảm tính đúng đắn của các khâu, các bước còn lại. Do vậy, cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quàn lí các cấp. Theo đó, muốn đánh giá đúng cán bộ phải quán triệt sâu sắc quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Hồ Chí Minh đã chi rõ: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ. Có người lúc phong trào cách mạng cao, họ vào Đảng, họ làm việc rất hãng. Nhưng lúc phong trào hơi khó khăn thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp sự nguy hiểm thậm chí hoá phản cách mạng, làm mật thám. Muốn làm mật thám được việc, thì nó lại công tác hăng hơn ai hết. Nếu ta không xem xét rõ ràng, thì lầm nó là cán bộ tốt”[1]. Do vậy, một mặt, cần đề cao sự công tâm, khách quan của cấp ủy; mặt khác, cần dựa vào các tiêu chí cụ thể, nhất là những chuẩn mực về phong cách được xây dựng trên cơ sở phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh để đánh giá. Cùng với đó, trong đánh giá cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lí cần dựa trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ, sự tín nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc quyền và sự tín nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Năm là, phát huy vai trò của nhân dân và các đoàn thể quần chúng trong kiểm tra, giám sát và đánh giá phong cách của cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp. Hoạt động lãnh đạo, quản lí, nhất là trong lĩnh vực chính trị không có vai trò tự thân, nếu tách rời quần chúng thì hoạt động đó không còn ý nghĩa. Bởi vì, việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân là cơ sở quyết định cho sự ra đời và tồn tại của hoạt động lãnh đạo, quản lí. Do vậy, trong kiểm tra, giám sát và đánh giá phong cách lãnh đạo, quản lí và kết quà học tập, làm theo phong cách lãnh đạo, quản lí Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phát huy cao độ vai trò của quần chúng nhân dân nơi cán bộ đó cư trú, sinh sống và vai trò của các đoàn thế quần chúng - nơi trực tiếp chịu sự tác động, ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, quản lí. Theo Hồ Chí Minh, “Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ”[2]


[1] vi 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb CTQG, HN.

2011, tr.318 và 315

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
vieclamiaict
Lượt truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 49
Trong tuần: 263
Lượt truy cập: 359974
Lên đầu trang