Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

In bài viết
Làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(Chinhphu.vn)- Sáng ngày 11/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" tổ chức hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Mục lục bài viết

287
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì Hội thảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, triển khai Nghị quyết Đại hội lần XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã đưa vào Chương trình làm việc nhiệm kỳ 2021 - 2026 nhiệm vụ xây dựng, ban hành Nghị quyết Trung ương về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đây là một công việc rất hệ trọng, góp phần quyết định đối với thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn tới đây.

Thay mặt các đồng chí chủ trì hội thảo, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn sự có mặt của các quý vị lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đã quan tâm, dành thời gian quý báu đến tham dự, tham luận và phát biểu tại Hội nghị.

Trong 6 tháng qua, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã triển khai rất khẩn trương nhiều hoạt động, huy động các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị tham gia nghiên cứu, tổng kết, đề xuất các vấn đề thuộc nội dung của Nghị quyết (theo 27 chuyên đề). Theo kế hoạch xây dựng Đề án, dự kiến sẽ có 3 cuộc hội thảo được tổ chức và đây là cuộc hội thảo thứ nhất với mục đích làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn – những vấn đề cốt lõi đang đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ở nước ta, những giá trị tiến bộ, nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện, góp phần quan trọng bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi sáng của đất nước chúng ta - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, tư tưởng về nhà nước pháp quyền hiện đại là một giá trị, một thành tựu của nhân loại về phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước. Giá trị cốt lõi và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền đã được Karl Marx và Engels kế thừa và phát triển sâu sắc theo quan điểm khoa học và cách mạng, nhất là xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp và pháp luật, triệt để giải phóng con người, đề cao vai trò chủ thể và vị trí trung tâm của con người, bảo vệ quyền con người.

Ở Việt Nam, ngay từ những buổi đầu thành lập Nhà nước công nông đầu tiên, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước kiểu mới “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được hình thành.

Từ những giá trị phổ biến, phổ quát về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, được kiểm chứng trong quá trình phát triển của các nhà nước trên thế giới, nhất là xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chính thức xác định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng. Hiến pháp năm 2013 (Điều 2) khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”. Nghị quyết Đại hội XIII cũng xác định rất rõ việc phát huy giá trị con người Việt Nam, con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển.

Để hiện thực hóa chủ trương, quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo và tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, định hình rõ hơn và tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến nay, hệ thống pháp quyền của chúng ta đã được hoàn thiện một bước cơ bản, vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng. Cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy Nhà nước từng bước được sắp xếp lại theo theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo đảm.

“Có thể thấy, ở nước ta, những giá trị tiến bộ, nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện, góp phần quan trọng bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi sáng của đất nước chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận thẳng thắn, làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã thẳng thắn chỉ rõ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới. Biểu hiện cụ thể là hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn; cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ.

Phân công, phân cấp, phân quyền còn không ít bất hợp lý, vướng mắc. Thủ tướng nêu rõ, việc phân công, phân cấp, phân quyền nếu không đi cùng việc phân bổ nguồn lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì không đạt hiệu quả cao.

Việc chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm, kỷ cương phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ. Việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn hạn chế. Bộ máy chính quyền một số nơi còn quan liêu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Cải cách bộ máy nhà nước, nhất là cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước chưa cao, nhất là việc thực thi pháp luật.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận thẳng thắn, làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề xuất được những giải pháp mới có tính đột phá, giúp Ban Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu đưa vào đề án trình Ban Chấp hành Trung ương vào cuối năm 2022.

Thủ tướng tin tưởng rằng, với tinh thần bám sát thực tiễn, khách quan, khoa học, trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, các nhà quản lý, cán bộ làm công tác thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước ta hiện nay, hội thảo sẽ đạt được những mục tiêu đề ra và tích cực phục vụ cho việc nghiên cứu đề án.

Hà Văn

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
11-12-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 3
Trong ngày: 161
Trong tuần: 389
Lượt truy cập: 456256

Loading...
Lên đầu trang