CHÍNH TRỊ HỌC
Cùng với C.Mác và Ph.Ăngghen; V.I.Lênin là một trong những lãnh tụ xuất sắc nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Mục lục bài viết
Tóm tắt: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là ba yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một di sản quý báu mà Người để lại cho Đảng và nhân dân ta. Di sản đó có quá trình hình thành, phát triển, phản ánh sự tiếp thu, kế thừa, vận dụng sáng tạo các giá trị truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và tỏa sáng qua nhân cách Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Hổ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin (7/1920-7/2020), bài viết sẽ trình bày tính tất yếu của sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Lênitt, khẳng định vai trò của chủ nghĩa Lêttin với sự hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hố Chí Minh.
[1] Sự gặp gỡ tất yếu của Hố Chí Minh với chủ nghĩa Lênin
Cùng với C.Mác và Ph.Ăngghen; V.I.Lênin là một trong những lãnh tụ xuất sắc nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Công lao to lớn của V.I.Lênin không chỉ ở việc bảo đảm cho giai cấp công nhân thế giới đứng vững trên vũ đài chính trị trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản để đưa nhân loại phát triển đúng quy luật khách quan và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân lao động, mà còn ở việc ông đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Hổ Chí Minh đã đưa ra kết luận: “Chủ nghĩa Lênin vĩ đại đã đưa lịch sử loài người lên giai đoạn mới - giai đoạn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Thực tiễn cho thấy, tư tưởng V.I.Lênin là đỉnh cao của tư tưởng nhân loại, bởi lẽ ông là người không chỉ bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác trước sự xuyên tạc, phủ nhận của chủ nghĩa cơ hội xét lại, mà còn phát triển chủ nghĩa Mác một cách toàn diện bao trùm nhiều lĩnh vực cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Nói vể công lao của V.I.Lênin, Hổ Chí Minh khẳng định: “Lênin đã nâng chủ nghĩa xã hội khoa học lên một giai đoạn mới. Người đã làm phong phú chủ nghĩa Mác”2.
V.I.Lênin là nhân cách mẫu mực của một người cộng sản chân chính, một lãnh tụ chính trị, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Phát triển tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.Ảngghen trong điểu kiện lịch sử mới, V.I.Lênin chẳng những đã chỉ ra những điỀu kiện cần và đủ để giai cấp công nhân ở các nước tư bản giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp, mà còn chỉ ra cho nhân dân lao động ở các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân con đường để giải phóng. Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười và xây dựng chế độ Xôviết, V.I.Lênin đã để lại một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Trong đó, tư tưởng chính trị của V.I.Lênin là ánh sáng soi đường cho các dân tộc thuộc địa nói chung, châu Á và Việt Nam nói riêng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đối với các dần tộc châu Á, cũng như đối với các dân tộc khác trên toàn thế giới đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, học thuyết Lênin khác nào mặt trời đưa lại nguồn sống tươi vui. Lênin bao giờ cũng rất chú ý đến phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc châu Á”3.
Trong khi V.I.Lênin cùng với giai cấp công nhân đấu tranh chống giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây thì nhân dân Việt Nam củng đang tìm mọi cách đấu tranh chống sự áp bức, thống trị của thực dân Pháp để giành độc lập. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đểu chưa thể giành thắng lợi cơ bản mà một trong những nguyên nhân là các cuộc đấu tranh ấy chưa có mục tiêu, phương hướng rõ ràng, chưa biết cách tập hợp lực lượng và chưa kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp theo các trào lưu tư tưởng và phương pháp khác nhau mà nhân dân Việt Nam tiến hành cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ một điều, cách mạng Việt Nam khi ấy đang khủng hoảng, bế tắc vể đường lối cứu nước. Sau này khi có điểu kiện nhìn lại khoảng thời gian này, Hổ Chí Minh đã khẳng định: “Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”4.
Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của đất nước. Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, cứu dân. Mặc dù lúc đó, phong trào đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước và cầu ngoại viện không phải là mới, tiêu biểu là phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng. Tuy nhiên, với tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh không đi theo phong trào Đông du mà tự mình tìm đường sang phương Tây, đến tận sào huyệt của kẻ xâm lược mà bản chất hiếu chiến, xâm lược của nó được che đậy bằng khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
Năm 21 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Hổ Chí Minh đã bước chân xuống một con tàu buôn của Pháp có tên Latútsơ Tơrêvin bắt đẩu dấn thân vào hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ, hiểm nguy. Trong quá trình đó, Người đã đi và đến nhiều trung tâm văn hóa, cách mạng lớn của thế giới, hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nhiều nơi, tiếp xúc với các tư tưởng lớn của thời đại, nghiên củu các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới. Trong đó có cách mạng tư sản Pháp (1789), Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Mục tiêu và bản chất cùa các cuộc cách mạng ấy đểu được Hổ Chí Minh đem so sánh, đối chiếu với mục tiêu, lý tưởng mà vế sau như Người đâ nói: “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”5.
Sau khi khảo sát, so sánh, Hổ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chù, kỹ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rối, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”6. Tuy nhiên, sau khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vẽ vấn để dân tộc và vấn để thuộc địa của V.I.Lênin Hổ Chí Minh đi đến kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”7. Từ đó, Người quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và lấy chủ nghĩa Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin là một tất yếu khách quan. Bởi vì, giữa Hồ Chí Minh và V.I.Lênin đều có điểm chung đó là mong muốn xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công; làm cho các dân tộc được độc lập, mọi người đều được giải phóng, được tự do, ấm no, hạnh phúc. Thực tế cho thấy, kể từ khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu nước Hổ Chí Minh đã phát triển thành chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính; tư tưởng của Người thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, có tính cách mạng triệt để và tính khoa học sâu sắc.
Chủ tịch Hổ Chí Minh đã để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản vô cùng quý báu đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Di sản đó là tài sản tinh thần to lớn, không chỉ soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi trong lịch sử, mà còn bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sản phẩm được ra đời từ sự tác động của nhiều yếu tố, bao gổm những giá trị truyển thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và nhân tố chủ quan của Người. Trong đó, chủ nghĩa Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là động lực thôi thúc, là hành trang ban đầu, mà còn là tiêu chí đánh giá sự phù hợp của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh sẽ lựa chọn. Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh tin theo chủ nghĩa Lênin trước hết vì V.I.Lênin quan tâm đến cách mạng thuộc địa, xác định việc giúp đỡ phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa là trách nhiệm của Quốc tế Cộng sản. Chính Hố Chí Minh khẳng định: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngổi một mình trong buổng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cẩn thiết cho chúng ta, đầy là con đường giải phóng chúng ta!. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”8.
Thực tế cho thấy, chủ nghĩa Lênin không chỉ trang bị thế giới quan, phương
pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mà còn quyết định bản chất giai cấp, tính cách mạng, khoa học và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hổ Chí Minh luôn thể hiện nhất quán xuyên suốt mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người để đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh thực hiện không mệt mỏi sự gắn kết giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới, gắn kết giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đứng về phía giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức bóc lột, tư tưởng đó phục vụ cho mục đích đoàn kết các lực lượng cách mạng, chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hổ Chí Minh dù được tiếp cận với tư cách là một hệ thống quan điểm toàn diện và sầu sắc vể cách mạng Việt Nam hay là một hệ thống tri thức thì chúng ta đều thấy sự chi phối, tác động của chủ nghĩa Lênin đến các nội dung ở trong đó. Mặc dù chủ nghĩa Lênin không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến nội dung tư tưởng Hổ Chí Minh, nhưng lại là nhân tổ có tác động lớn nhất. Có thể khẳng rằng về cơ bản các quan điểm, luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh đều là sự cụ thể hóa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Lênin, nếu không cũng là dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin để khái quát thực tiễn và phát triển lý luận.
Nội dung những nguyên lý, những quy luật của chủ nghĩa Lênin nói chung, và những vấn đế riêng thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp thu chính là cơ sở quan trọng nhất để Người từng bước xây dựng, phát triển tư tưởng của mình vế các vấn đề đó. Có thể khẳng định rằng không có chủ nghĩa Lênin thì không có tư tưởng Hồ chí Minh. Chỉ khi tiếp nhận được chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới thật sự được xác lập thành hệ thống và ngày càng phát triển.
Chủ nghĩa Lênin còn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tính khoa học, cách mạng và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi lẽ chủ nghĩa Lênin “đã giải đáp được những vấn đề mà sự phát triển của nhân loại đang đặt ra” soi sáng các nhiệm vụ lịch sử, đó là nhiệm vụ giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa, trả lại bản chất chân chính cho con người, làm cho con người phát triển toàn diện. Với tính chất nhân văn cao cả, chủ nghĩa Lênin chắc chắn sẽ tồn tại cùng với sự phát triển của nhân loại, bất chấp sự xuyên tạc, phủ nhận, xét lại của các thế lực thù địch. Với tính cách là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Lênin trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh không chủ soi sáng cho quá trình phát triển của dân tộc mà cho cả nhân loại tiến bộ trên con đường xóa bỏ áp bức, nô dịch, xây dựng một xã hội mới thực sự vì con người.
Không chỉ tin tưởng và tiếp thu tư tưởng, mà Hồ Chí Minh còn luôn ngưỡng mộ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của V.I.Lênin. Khi đề cập đến tấm gương của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”9.
Thực tế cho thấy, Hỗ Chí Minh không chỉ đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, tự mình học tập, làm theo tấm gương đạo đức của V.I.Lênin, mà Người còn luôn coi trọng bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ theo Người, cách mạng muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo, nhưng Đảng muốn lãnh đạo được quần chúng thì mỗi cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng. Hổ Chí Minh khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”10. Do đó, trong tư tưởng Hổ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng, mà còn là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu đối với người cán bộ, đảng viên. Đề cập đến công lao to lớn của Hổ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nển nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch; đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin ở Việt Nam”11.
Quá trình thực hành theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã rèn luyện cho mình một hệ thống phong cách từ tư duy, diễn đạt, làm việc cho đến ứng xử và sinh hoạt đời thường. Phong cách Hổ Chí Minh không chỉ phản ánh sự hội tụ và tỏa sáng bản sắc văn hóa Việt Nam tinh hoa tư tưởng nhân loại;
mà còn thực sự có giá trị to lớn trong quá trình phát triển bến vững của dân tộc Việt Nam. Nếu V.I.Lênin là tấm gương hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và sự phát triển của nhân dân Liên Xô, thì Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và sự đoàn kết của giai cấp công nhân toàn thế giới. Người khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”12. Điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người. Trong Di chúc Người còn khẳng định: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”13.
Như vậy có thể thấy rằng, tư tưởng, đạo đức, phong cách - bộ phận cốt lõi trong di sản Hổ Chí Minh được hình thành và phát triển từ những tiền đế khách quan và nhân tố chủ quan của Người. Trong những tiền đề khách quan về tư tưởng, lý luận thì chủ nghĩa Lênin là tiền đề quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định.
Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp đang tiếp tục diễn ra dưới những hình thức mới và tính chất phức tạp hơn. Đặc biệt, sự phát triển của cách mạng công nghiệp đang làm cho cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đứng trước những thách thức mới. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thông qua các hoạt động hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, trao đổi du học sinh...để truyền bá các quan điểm, tư tưởng phi vô sản.
Vì vậy, trong quá trình bảo vệ và phát triển nển tảng tư tưởng của Đảng cần đấu tranh kiên quyết với các quan điểm, tư tưởng xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục cả chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh. Không tách rời, tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp một bộ phận nào trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Các chủ thể công tác tư tưởng, lý luận của Đảng cần tập trung nghiên cứu, tiếp tục khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ nghĩa Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong việc bồ sung, phát triển, làm phong phú thêm tư tưởng, đạo đức, phong cách của V.I.Lênin.
Theo đó, cần nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó cần quán triệt sâu sắc quan điểm Hổ Chí Minh về một nền văn hóa “xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”14. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bên cạnh đó, cần thực hiện thật tốt Chỉ thị 05-CT/TVV ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Quân ủy Trung ương Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh trong Đảng bộ quân đội và toàn quân. Đặc biệt, cần quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá