Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ QUỐC GIA THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI, HIỆU QUẢ

In bài viết
VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ QUỐC GIA THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI, HIỆU QUẢ

GS.TSKH Phan Xuân Sơn          

Tóm tắt: Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một chủ trương mới của Đảng cộng sản Việt Nam, được đưa ra trong Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm 2021. Tuy nhiên, nội dung, phương thức, bản chất của quản trị quốc gia là vấn đề còn khá mới mẻ và có nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong quản trị quốc gia như thế nào? Bài báo góp phần thảo luận và phân tích làm rõ những nội dung liên quan đến những vấn đề đó.          

Từ khóa: Quản trị quốc gia, Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.

(Bài đã đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thống, số tháng 1 năm 2023)

Mục lục bài viết

547

GS.TSKH Phan Xuân Sơn          

Tóm tắt: Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả là một chủ trương mới của Đảng cộng sản Việt Nam, được đưa ra trong Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm 2021. Tuy nhiên, nội dung, phương thức, bản chất của quản trị quốc gia là vấn đề còn khá mới mẻ và có nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong quản trị quốc gia như thế nào? Bài báo góp phần thảo luận và phân tích làm rõ những nội dung liên quan đến những vấn đề đó.          

Từ khóa: Quản trị quốc gia, Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.

Quản trị và quản trị quốc gia

Khái niệm “quản trị” (tiếng Anh – governance) ở nước ta cũng được dùng từ lâu, như Ban Quản trị hợp tác xã (sau đổi thành Ban quản lý), Hội đồng quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh…Trong vài  chục năm trở lại đây khái niệm “quản trị” được chú ý hơn bởi có những nội dung mới và trở thành một khái niệm mang tính học thuật quan trong trong các khoa học chính trị, hành chính, quản lý, kinh tế…Đặc biệt khái niệm “quản trị quốc gia” (national governance), “quản trị địa phương” (local governance), “quản trị tốt” (good governance)…là những khái niệm rất mới, gắn liền với giai đoạn phát triển mới của thế giới. “Điều này cho thấy rằng khái niệm này thực sự là một sản phẩm của cuối thế kỷ XX khi sự phát triển trở thành mối quan tâm của xã hội và sự cần thiết của quản trị tốt”.[1]

- Khái niệm quản trị và quản trị quốc gia

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị và quản trị quốc gia. Tùy theo cách tiếp cận mỗi định nghĩa có thể nhấn mạnh về sự tương tác của các chủ thể quản trị, về quá trình vận hành quốc gia, về quyền và lợi ích, hay về trạng thái một quốc gia được quản trị tốt.

Theo Ngân hàng thế giới trong cuốn “Sổ tay PRSP của Ngân hàng Thế giới”. (the World Bank’s PRSP Handbook), cho rằng quản trị quốc gia là “Cách thức mà quyền lực được thực thi thông qua các cơ chế kinh tế, chính trị và thiết chế xã hội.”

Tổ chức Đánh giá quản trị thế giới (ODI), là một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở London, Anh định nghĩa: Quản trị quốc gia là “Việc thực thi đúng đắn thẩm quyền chính trị, kinh tế và hành chính để quản lý các nguồn lực của một quốc gia trong quá trình phát triển. Nó liên quan đến việc thể chế hóa một hệ thống mà thông qua đó các công dân, thể chế, tổ chức và nhóm trong một xã hội có thể biểu đạt lợi ích của họ, thực hiện quyền của họ và điều hòa những khác biệt trong quá trình theo đuổi lợi ích tập thể” (Country Governance Assessment 2005).

UNDP định nghĩa quản trị quốc gia là “Việc thực hiện quyền kinh tế, chính trị và hành chính trong một đất nước ở tất cả các cấp. Nó bao gồm các cơ chế, quy trình và thể chế thông qua đó các công dân và các nhóm nói lên lợi ích của họ, thực hiện các quyền hợp pháp của họ, đáp ứng các nghĩa vụ của họ và hòa giải những khác biệt của họ.”[2]

Nhấn mạnh về sự tương tác, Ngân hàng châu Á (ADB, 2005) coi quản trị quốc gia theo nghĩa rộng, “là môi trường thể chế trong đó công dân tương tác với nhau và với các cơ quan/quan chức chính phủ.”

Định nghĩa của Viện Khoa học Hành chính quốc tế (IIAS (International Institute of Administrative Sciences): “Quản trị là quá trình nhờ đó các thành phần trong xã hội sử dụng quyền lực và ảnh hưởng để ban hành các chính sách và quyết định liên quan đến đời sống công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.”[3]

UNDP, trong lúc cho rằng, việc tìm kiếm một khái niệm rõ ràng về quản trị chỉ mới bắt đầu và đưa ra khái niệm “quản quốc gia trị tôt”. Thông qua khái niệm này, chúng ta cũng hiểu rõ hơn về khái niệm quản trị và quản trị quốc gia.

“Quản trị quốc gia tốt là, trong đó, có sự tham gia, minh bạch và chịu trách nhiệm, hiệu quả và công bằng. Nó thúc đẩy pháp quyền. Quản trị tốt đảm bảo rằng các ưu tiên chính trị, xã hội và kinh tế dựa trên sự đồng thuận xã hội và tiếng nói của những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất được lắng nghe trong quá trình ra quyết định về phân bổ các nguồn lực phát triển.”[4]

Từ việc tham khảo các định nghĩa trên, chúng ta có thể định nghĩa: Quản trị quốc gia là tổng thể các phương thức vận hành quốc gia trên cơ sở sự tương tác, phối hợp dân chủ giữa các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, người dân…nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực quốc gia, giải tỏa xung đột, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các chủ thể trong quá trình phát triển.

Chủ thể quản trị quốc gia

Viện Quản trị (IOG) là một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận của Canada được thành lập vào năm 1990 với sứ mệnh cải thiện quản trị vì lợi ích công cộng, cho rằng: Quản trị phức tạp bởi thực tế là nó liên quan đến nhiều chủ thể, không phải một chủ thể điều khiển duy nhất. Các tác nhân này là các bên liên quan của tổ chức. Họ nói rõ mục đích của họ; ảnh hưởng đến cách ra quyết định, ai là người ra quyết định và những quyết định nào được đưa ra.[5]

 Hjern và Porter, (1981), cho rằng, quản trị quốc gia là một "xã hội có tổ chức" trong đó nhiều dịch vụ quan trọng được cung cấp thông qua tổ chức các chương trình. Các chương trình này về cơ bản là “các cụm liên kết với nhau của các công ty, chính phủ và các hiệp hội kết hợp với nhau trong khuôn khổ của những chương trình này” (Hjern và Porter, 1981, tr. 212-213).

Quản trị quốc gia có ba trụ cột: kinh tế, chính trị và hành chính. Quản trị kinh tế bao gồm các quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia và mối quan hệ của nó với các nền kinh tế khác. Quản trị chính trị là quá trình ra quyết định, trên cơ sở đó để hoạch định chính sách. Quản trị hành chính là hệ thống thực thi chính sách. Quản trị bao trùm nhà nước, nhưng nó rộng hơn nhà nước bằng cách bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội công dân. (UNDP). Như vậy, khác với chủ thể trong quản lý (government) là duy nhất, trong quản trị nói chung, quản trị quốc gia nói riêng có nhiều chủ thể cùng thực hiện chức năng quản trị.

Đa dạng các chủ thể, đồng chủ thể là đặc trưng của quản trị. Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội là ba chủ thể chính của quản trị quốc gia. Trong đó vai trò nhà nước là quan trọng nhất. Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội (hài hòa lợi ích, giải tỏa xung đột) là nội dung chính của quản trị quốc gia. Trong quản trị quốc gia, phương thức quản lý nội bộ ở các lĩnh vực (công, tư, cộng đồng) buộc phải thay đổi, tìm kiếm sự đồng thuận, mặc dù việc sử dụng quyền lực chính thức của nhà nước không thể loại bỏ, nhưng không ưu tiên hướng váo sử dụng quyền lực chính thức. Hiệu quả của quản trị quốc gia phụ thuộc vào các cấp độ: quản trị quốc gia, quản trị địa phương, quản trị toàn cầu. Các áp lực lên nhà nước trong quản trị quốc bắt nguồn từ ba nhu cầu của các chủ thể khác, như từ thị trường, xã hội và toàn câu, theo (UNDP, 1997): (i) Khu vực tư nhân muốn có một môi trường thị trường thuận lợi hơn và một nền kinh tế tốt hơn cân bằng giữa nhà nước và thị trường. (ii) Xã hội và công dân muốn tăng trách nhiệm giải trình và phản hồi từ chính phủ, như cũng như phân quyền lớn hơn. (iii) Áp lực toàn cầu từ các xu hướng kinh tế và xã hội xuyên quốc gia và toàn cầu đang thách thức bản sắc và bản chất của nhà nước.

Nhà nước trong quản trị quốc gia là chủ thể chính để tạo điều kiện cho sự tham gia và cung cấp một môi trường thuận lợi cho các thành phần khác của xã hội. Nó là một thực thể mạnh mẽ, nhưng cần phải công nhận tầm quan trọng và quyền tự chủ của các chủ thể khác mà không áp đặt cho họ. Nhà nước với tư cách là người hỗ trợ cung cấp khuôn khổ pháp lý và quy định và trật tự chính trị trong đó các công ty và tổ chức xã hội có thể lập kế hoạch và hành động. Nó khuyến khích công dân hành động, đảm bảo với các công ty tư nhân rằng các chính sách là công bằng và không phụ thuộc vào sự thất thường hay ý chí chủ quan của cá nhân hay của các quan chức chính trị. Nhà nước với tư cách là nhà cung cấp tài nguyên tạo điều kiện thuận lợi bằng cách cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ thị trường và cộng đồng. Những nguồn lực này bao gồm thông tin, chuyên môn kỹ thuật, các chương trình nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất cũng như các khoản viện trợ hoặc đề án khuyến khích.

Phương thức quản trị quốc gia

Trong quản lý, các chỉ thị mệnh lệnh đi thừ trên xuống theo một hệ thống thứ bậc mang tính ưu tiên. Các công cụ quản lý mang tính duy nhất, độc quyền, nằm trong tay chủ thể quản lý. Trong quản trị do tính đa chủ thể, vấn đề quan trọng là sự tương tác, tìm kiếm sự đồng thuận để ra được quyết định tập thể, các nguồn lực và công cụ quản trị cũng đa dạng do được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: nhà nước, thị trường và xã hội. Nếu như mục tiêu của quản lý là ý chí của nhà quản lý, có thể đã được thể chế hóa, thì mục tiêu của quản trị là thỏa mãn lợi ích của các bên liên quan và sự phát triển của quốc gia, nhất là sự phát triển bền vững. Ví dụ trong kinh tế, mục tiêu của quản trị không chỉ là những chỉ tiêu tăng trưởng mà phải là phát triển bền vững đảm bào công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trong hành chính, không chỉ là tuân thủ các thủ tục hành chính (mện lệnh quan liêu) mà phải là sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên những khái niệm này ít nhiều có quan hệ với nhau theo nhiều hướng véc tơ khác nhau, đôi khi mâu thuẫn với nhau.

So sánh giữa quản trị và quản lý

 

Quản trị quốc gia

Quản lý nhà nước

Định nghĩa

Là các cơ chế, quy trình và thể chế thông qua đó các chủ thể hiện thực hóa các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, hòa giải những xung đột.

Là quá trình chủ thể quản lý sử dụng nguồn lực, công cụ quản lý để tổ chức thực hiện mục tiêu

 

Chủ thể

Nhà nước, thị trường, xã hội, người dân (đa chủ thể)

Chính quyền nhà nước (một chủ thể)

Vai trò của chủ thể

Nhà quản trị có vai trò quyết định, xây  dựng chính sách..

Người quản lý có vai trò điều hành thực hiện chính sách..

Đối tượng

Các mối quan hệ, các vai trò, các thể chế (trừu tượng)

Con người, nguồn lực, chỉ tiêu (cụ thể)

Mục tiêu

Quản trị là một quá trình trong đó các chính sách được thiết lập và tuân theo.

Quản lý là một quá trình, trong đó mọi người được tổ chức và các nguồn lực được đưa vào hoạt động một cách hiệu quả.

Phương thức

Tương tác, phối hợp, đồng thuận, hài hòa lợi ịch, giải tỏa xung đột

Sử dụng các công cụ, nguồn lực hợp pháp, tổ chức thực hiện và kiểm soát để đạt được các nhiệm vụ được giao.

Đặc điểm

Người quản trị chịu trách nhiệm về chính sách.

Người quản lý chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện mục tiêu.

Bản chất

Nhà quản trị quyết định rằng những gì phải được thực hiện và khi nào nó phải được thực hiện.

Nhà quản lý quyết định rằng ai phải thực hiện công việc và họ sẽ thực hiện công việc đó như thế nào.

Bản chất của quản trị quốc gia

Quản trị quốc gia là xây dựng một "xã hội có tổ chức", trong đó nhiều dịch vụ quan trọng được cung cấp thông qua tổ chức các chương trình. Các chương trình này về cơ bản là “các cụm liên kết với nhau của các công ty, chính phủ và các hiệp hội được kết hợp với nhau trong khuôn khổ của những chương trình này” (Hjern và Porter, 1981, tr. 212-213).

Cũng có ý kiến đồng nhất quản trị với quản lý công mới. Về cơ bản, quản trị là một lý thuyết chính trị trong khi quản lý công mới là một lý thuyết tổ chức (Peters và Pierre, 1998). Mặc dù trong quản trị có các phong cách quy trình quản lý. Tuy nhiên trong quản trị, ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư đã trở nên mờ nhạt. Bản chất của quản trị là tập trung vào các cơ chế không phụ thuộc vào việc sử dụng thẩm quyền và các biện pháp trừng phạt của chính phủ. Tóm lại, đó là về cái mà (một số) gọi là quản lý công mới. Tuy nhiên, quản trị quốc gia rộng lớn hơn, toàn diện và quan trọng hơn đối với các mục tiêu phát triển so với một bộ công cụ quản lý công mới. Như hai tác giả Peters và Pierre cho rằng quản trị đạt được hiệu quả lớn hơn trong sản xuất và cung cấp dịch vụ công. Mặt khác, quản trị nhấn mạnh về quá trình, trong khi quản lý công mới lại nhấn mạnh về kết quả (Peters và Pierre, 1998, tr. 17-18, tr. 232).

Nói về bản chất của quản trị quốc gia, đây là vấn đề phức tạp, khó khăn nhất và gây nhiều tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng, bản chất của quản trị quốc gia là tập trung vào xây dựng và sử dụng các cơ chế không dựa vào thẩm quyền chính thức và các biện pháp trừng phạt mang tính nhà nước. Stoker (1998, tr.18) rút ra năm mệnh đề để định hình nội dung của lý thuyết quản trị

  1. Quản trị đề cập đến các thể chế và chủ thể từ bên trong và bên ngoài chính quyền.
  2. Quản trị xác định việc làm mờ ranh giới và trách nhiệm đối với giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế. Sự thay đổi trách nhiệm này vượt ra ngoài phạm vi khía cạnh công-tư để bao gồm các khái niệm về chủ nghĩa cộng đồng và vốn xã hội. Các cơ quan công cộng không chỉ đơn thuần ủng hộ hoặc khuyến khích quan hệ đối tác này, trong nhiều trường hợp, phải có trách nhiệm thể chế hóa các thỏa thuận này.
  3. Quản trị xác định sự phụ thuộc lẫn nhau về quyền lực trong các mối quan hệ giữa các tổ chức tham gia vào hành động tập thể. Các tổ chức phụ thuộc nhau để đạt được hành động tập thể, và do đó phải trao đổi tài nguyên và đàm phán những hiểu biết chung về các mục tiêu cuối cùng của chương trình.
  4. Quản trị là về các mạng lưới tự quản của các chủ thể.

Một câu hỏi đặt ra là trong quản trị quốc gia, chính phủ có thể quản lý các chương trình và quá trình công cộng khi có sự tham gia của nhiều chủ thể khác từ các khu vưc công, tư và xã hội? Sẽ thực hiện các mục tiêu quản trị thế nào, khi hệ thống các quan hệ giữa các chủ thể được kết nối không phải theo thứ bậc trên dưới, mà theo mô hình mạng lưới?

  1. Lý thuyết và thực tiễn quản trị thừa nhận khả năng hoàn thành công việc không dựa vào quyền lực, thẩm quyền chỉ huy của chính phủ. (Điều này tăng khả năng làm cho chính phủ có thể thất bại, vì.sự khác biệt giữa các đối tác chính về thời gian, mục tiêu ưu tiên, và xung đột xã hội…). Vì vậy, rất cần phải có một mô hình quản trị có tính quy tắc hơn, so với ngay cả các khái niệm về Quản lý công mới. Như Louise Frechette, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quôc đã nói, “Quản trị không phải là điều nhà nước làm cho xã hội, mà là cách mà chính xã hội, và những cá nhân làm ra nó, điều chỉnh tất cả các khía cạnh khác nhau của cuộc sống tập thể.[6]
  2. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong đổi mới quản trị quốc gia

Nhận thức của Đảng về quản trị quốc gia:

Bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về quản trị quốc gia. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên nước có thu nhập trung bình. Từ một nước nghèo và lạc hậu, phải khắc phục hậu quả của chiến tranh, bị cấm vận trong nhiều năm, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Mặc dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam hiện cũng không phải là quốc gia thất bại (failed countries). Điều đó nói lên rằng, Việt Nam đã có một nền quản trị quốc gia tương đối hiệu quả.

Quản trị quốc gia, dù có được đưa thành một chủ trương hay không, muốn tồn tại, phát triển, một quốc gia phải có một nền quản trị quốc gia trên thực tế. Ở Việt Nam, từ trước đến Đại hội XIII của Đảng, dù chưa sử dụng khái niệm “quản trị quốc gia” trong các văn kiện chính thức, nhưng chúng ta đã thực hiện sự quản trị quốc gia như một yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triển đất nước. “Quản trị quốc gia” với tư cách là một chủ trương của Đảng, lần đầu tiên được đưa ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XIII (2021). Nghị quyết Đại hội và đặt ra yêu cầu “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả”[7]. Tiếp theo, Nghị quyết 27 của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa XIII), ngày 09-11-2022 về “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đã 03 lần nhắc lại vấn đề “quản trị quốc gia”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Ðổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.”

Cần khẳng định rằng, đây là một chủ trương mới, kế thừa được tư duy đổi mới của Đảng, được đặt ra từ năm 1986, được bố sung, hoàn thiện qua Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển 2011), qua 7 kỳ Đại hội, được phản ánh trong nhiều nghị quyết chuyên đề, hai chiến lược tổng thể cái cách hành chính và nhiều chiến lược quốc gia, chiến lược ngành – lĩnh vực khác nhau. Chủ trương “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả” cũng phù hợp với xu hướng của thế giới từ cuối thế kỷ XX sang những thập niên đầu thế kỷ XXI trong làn sóng thứ 3 mô hình quản lý công mới (New Public Management). Đó là xu hướng xác định lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong quản lý phát triển xã hội. Trong đó đề cao cách thức quản trị theo kiểu doanh nghiệp, với các yếu tố nổi bật như mạng lưới tương tác và đối tác đa chủ thể, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình, sứ mệnh và niềm tin...Đặc biệt, trong xu thế phát triển bền vững, nước ta là một trong những nước tích cực thực hiện các  Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (gọi tắt là MDGs - tiếng Anh: Millennium Development Goals) được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu “quản trị quốc gia tốt”.

 Việc Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả”, thể hiện sự nhận thức rõ ràng, sâu sắc tầm quan trọng của đổi mới quản trị quốc gia. Trên cơ sở đó có ý thức tự giác áp dụng các nguyên tắc, phương pháp quản trị quốc gia khoa học, tiên tiến, hiện đại và kinh nghiệm các nước trên thế giới vào quá trình phát triển đất nước, để có thể sớm đạt được mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Một quốc gia phát triển bền vững, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Những quan điểm của Đảng thể hiện nội dung đổi mới quản trị quốc gia

Nền quản trị quốc gia Việt Nam hiện nay, từ những yếu tố khách quan và chủ quan, nội tại và bên ngoài đã hình thành những mối quan hệ, cơ chế, thể chế đa dạng, lồng ghép, đan xen, phức tạp, tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể, lĩnh vực, mô hình và khuynh hướng. Đó là: (i) Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, (ii) Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, (iii) Kinh tế phát triển nhanh, xã hội công bằng, môi trường được bảo vệ, (iv) An ninh quốc gia, trật tự xã hội, an sinh con người, (v) Quản trị địa phương, quản trị quốc gia, quản trị toàn cầu…

Trong một mạng lưới các vai trò như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vừa là đảng cầm quyền, có vai trò hoạch định đường lối, chủ trương, đưa ra định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước, đồng thời về mặt nhà nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể hóa những chủ trương đường lối đó thành pháp luật, chính sách; cử đảng viên tham gia vào các cơ quan nhà nước, thành các chủ thể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực thi, pháp luật, chính sách trong quản trị quốc gia. Đối với hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức nhân dân, Đảng thực hiện sự lãnh đạo không chỉ bằng chủ trương đường lối, sự nêu gương của đảng viên, mà còn thông qua sự lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, để các tổ chức này làm nòng cốt chính trị cho sự tham gia của các tổ chức xã hội khác và nhân dân. Như vậy, Đảng không chỉ là hạt nhân của hệ thống chính trị mà còn là hạt nhân của các vai trò, các chủ thể trong quản trị quốc gia.

Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn (có 10 mối quan hệ). Đây là những mối quan hệ, là tương tác chính trong quản trị quốc gia ở nước ta hiện nay. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong đó có những mối quan hệ mà các lý thuyết quản trị quốc gia và quản trị tốt coi là những quan hệ nền tảng. Đó là: giữa Nhà nước, thị trường và xã hội (quan hệ thứ 5) – ba lĩnh vực trụ cột của quản trị quốc gia; giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (quan hệ thứ 6) – phát triển bền vững; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế (quan hệ thứ 8) – quản trị quốc gia và quản trị toàn cầu; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ (quan hệ thứ 9) – quan hệ giữa các chủ thể trong quản trị quốc gia.

Đối với Đảng: Đảng chủ trương tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Đảng lãnh đạo sự nghiệp “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.”[8]

Đối với Nhà nước: Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quản lý xã hội bằng luật, theo nguyên tắc pháp quyền. Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật của thị trường, không can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường.[9] Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu…Điều này phù hợp với nguyên tắc quản trị quốc gia.

Đối với thị trường: Đường lối của Đảng nêu rõ: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…

Đối với xã hội: Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá tình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[10]. Mặt trận Tổ quốc có vai trò to lớn trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận xã hội.

Trong quản trị địa phương: Xây dựng chính quyền phù hợp với địa bàn lãnh thổ và đặc điểm kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Thực hiện trao quyền nhiều hơn cho các thiết chế tự quản của dân cư. Huy động sự tham gia của các thiết chế xã hội và người dân với tư cách là đồng chủ thể quản trị quốc gia. Chuyển nguyên tắc quản trị theo mô hình hành chính quan liêu sang dân chủ pháp quyền; phục vụ người dân, kiến tạo pát triển.

Đối với quản trị toàn cầu: Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định, Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoài độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa;chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng có hiệu quả. vào đời sống quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đống quốc tế.

Có thể nói, chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong hơn 35 năm đổi mới đất nước, nhìn ở góc độ quản trị quốc gia. Tuy nhiên quản trị quốc gia ở nước ta còn đặt ra nhiều vấn đề. Hiện nay, chúng ta đã có kinh nghiệm của quá khứ, có chủ trương đổi mới quản trị quốc gia của Đảng, chủ trương đó được cụ thể hóa bằng nhiều quan điểm có tính toàn diện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII và đã từng bước hiện thực hóa trong hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước. Cần có những giải pháp để đưa chủ trương, quan điểm của Đảng thành những quy phạm trong quán trị quốc gia. Những giải pháp đó có thể là: (i) Nhận thức đúng đẵn nội dung, cấu trúc, phương thức bản chất quản trị quốc gia ở Việt Nam, (ii)  Đổi mới sự tương tác trong lãnh đạo, trong quản lý nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh xây dựng quốc gia số, chính phủ số, nên kinh tế số và xã hội số, (iii) Thể chế hòa và phát huy vai trò của các chủ thể ngoài nhà nước (vốn còn nhiều tương tác phi thể chế) trong quản trị quốc gia, (iv) Tăng cương phân cấp, phân quyền, trao quyền, tăng tính tự quản cộng đồng trong các cộng đồng dân cư vốn giàu truyền thống tự quản, (v) Cuối cúng phái có ý thức đánh giá năng lực quản trị quốc gia và phải tiến hành đánh giá năng lực quản trị quốc gia của Việt Nam, trên cơ sở tham khảo khung đánh giá quản trị của các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế.

Tài liệu tham khảo chính

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  2. Đảng cộng sản Việt Nam (2022), Nghị quyết 27 của Hội nghị TƯ 6/13, tháng 11-2022.
  3. http://www.iog.ca
  4. https://www.ombudsman.gov.ph/UNDP4/wpcontent/uploads/2013/01/Module_I.pdf


[1]https://www.ombudsman.gov.ph/UNDP4/wp-content/uploads/2013/01/Module_I.pdf

[2]https://www.ombudsman.gov.ph/UNDP4/wp content/uploads/2013/01/Module_I.pdf

[3]https://www.ombudsman.gov.ph/UNDP4/wp-content/uploads/2013/01/Module_I.pdf, p.15

[4] UNDP, Đã dẫn

[5] Nguồn: http://www.iog.ca

[6]https://www.ombudsman.gov.ph/UNDP4/wp-content/uploads/2013/01/Module_I.pdf, p.20

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr. 203.

[8] Nghị quyết 27 của Hội nghị TƯ 6/13, tháng 11-2022.

[9] Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG-ST, H, tr..285

[10] Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG-ST, H, tr..173

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
02-02-2023

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 14
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 4
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 14
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 4
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 43
Trong tuần: 283
Lượt truy cập: 456033

Loading...
Lên đầu trang