Nhân tưởng niệm 27 năm ngày mất của giáo sư Trần Đức Thảo (24/4/1993-24/4/2020). Với hiểu biết và nghiên cứu bước đầu, tôi xin được giới thiệu khái quát với đọc giả về tiểu sử, những đóng góp khoa học to lớn của giáo sư Trần Đức Thảo vào kho tàng triết học nhân loại cùng những ghi nhận của Đảng, Nhà nước ta đã giành cho ông - Nhà triết học Việt Nam.
1. Sơ lược về tiểu sửGiáo sư Trần Đức Thảo, sinh ngày 26/9/1917, tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ông là con một viên chức bưu điện, ông là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội), ông đạt giải nhì cuộc thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, ông đỗ tú tài năm 1935.Năm 1936, ông sang Pháp thi vào Đại học Sư phạm phố Ulm (Đại học Sư phạm Paris vì École normale supérieure). Từ 1936 - 1943, ông học ngành triết học và nhận văn bằng đặc biệt của ngành giáo dục về triết học. Năm 1943, Trần Đức Thảo đỗ thủ khoa Thạc sĩ Triết học tại Đại học Sư phạm phố Ulm. Tháng 12/1944, từ một trí sĩ yêu nước, Giáo sư Trần Đức Thảo bắt đầu hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 9/1945, ông viết truyền đơn và họp báo ủng hộ Việt Minh và Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1946, ông được đón và tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp nhiều lần, Người khuyên ông ở lại Pháp tiếp tục học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước. Những năm sau đó, Trần Đức Thảo tích cực hoạt động khoa học và cách mạng tại Pháp. Ngày 4/9/1949, giáo sư Trần Đức Thảo được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh cử làm thành viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia (lúc này ông đang ở Pháp); cuối 1951, đầu 1952, ông trở về Việt Nam tham gia kháng chiến, làm việc phục vụ Trung ương Đảng, là Thư ký của Tổng Bí thư Trường Chinh. Năm 1953, được cử làm thành viên của Ban Văn - Sử - Địa (tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sau này).Hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, ông được cử làm Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, giảng dạy môn Lịch sử triết học ở Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (1956-1957. Năm 1958, ông có viết một số bài báo có liên quan đến phong trào Nhân văn - Giai phẩm (phong trào văn hóa mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc, khởi xướng đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng 6 năm 1958, phong trào này tuyên bố mục tiêu là đòi tự do thể hiện quan điểm chính trị cho giới nghệ sĩ), ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nghĩ lại. Sau khi kiểm điểm, ông được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu trực tiếp văn bản gốc của chủ nghĩa Mác - Lênin (tiếng Đức và tiếng Nga).Từ năm 1961 – 1973, ông làm chuyên viên cao cấp của Nhà xuất bản Sự thật (nay là NXB Chính trị Quốc gia). Từ năm 1973 – 1993, ông viết báo, sách bằng tiếng Pháp, tiếng Đức. Năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Giáo sư sang Pháp công tác, nghiên cứu khoa học và chữa bệnh. Đầu năm 1993, Giáo sư Trần Đức Thảo lâm bệnh nặng và mất ngày 24/4/1993 tại Paris. Di hài Giáo sư được đưa về Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Văn Điển.2. Những đóng góp khoa học trong kho tàng triết học thế giới2.1. Những hướng nghiên cứu chínhCó thể khái quát những hướng nghiên cứu chính trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của giáo sư Trần Đức Thảo như sau:Thứ nhất, nghiên cứu sự đối chiếu hiện tượng học của Husserl với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ yếu thuộc giai đoạn ông sống và viết ở Pháp (1941-1951). Thứ hai, gồm những công trình viết về sự chuyển hóa của phép biện chứng duy tâm Hegel thành phép biện chứng duy vật của Mác, cùng vai trò của chủ nghĩa Mác trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Thứ ba, gồm những công trình nghiên cứu có thể được xếp vào chủ nghĩa duy vật biện chứng của giáo sư Trần Đức Thảo (1966-1986). Đây cũng là một phần của hệ vấn đề vẫn làm ông trăn trở từ thập niên 1940: ý thức, tư tưởng xuất hiện như thế nào trong cuộc tiến hóa vĩ đại của tự nhiên đi từ vật chất, qua sinh vật, lên nhân loại. Cũng chính ở mảng này, ông đã để lại một tác phẩm có tầm vóc quốc tế. Thứ tư, liên quan đến bản chất và sự hình thành con người, qua đó, ông cũng nêu sơ đồ tiến hoá của lịch sử loài người, từ "xã hội cộng sản nguyên thủy" lên "xã hội cộng sản khoa học", thông qua sự chuyển biến của các phương thức sản xuất trung gian.Như vậy, tư tưởng của giáo sư Trần Đức Thảo trải rộng đến rất nhiều vấn đề từ Triết học đến Sử học, Nhân học, Sinh học, Ngôn ngữ học, Văn học và tôn giáo học… Mặt khác, những chủ đề mà ông quan tâm cũng là những nội dung rất căn cốt của Triết học kinh điển và Triết học Mác như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng, bản thể luận, nhận thức luận, logíc học, cùng những đề tài nhân sinh liên quan trực tiếp đến số phận và hoạt động của con người, của xã hội…, vốn là những nội dung mà không một nghiên cứu triết học cơ bản nào có thể lảng tránh.Giáo sư Trần Đức Thảo đã đến với Triết học vào thời kỳ rất khó khăn. Cùng với thời đại của mình, ông đã thừa hưởng từ Husserl và Mác cả không khí khủng hoảng, lẫn giấc mơ cải tạo thế giới bằng lý trí của họ. Cho đến lúc này, Trần Đức Thảo là người Việt Nam duy nhất có trường phái Triết học mang tên mình và hiện vẫn đang được nhiều học giả tìm hiểu, nghiên cứu. Không kể ở Pháp, mà ngay tại Đức - đất nước của Triết học cũng có nhiều người làm Triết học tự nhận là môn đệ của giáo sư Trần Đức Thảo. Rù ràng, ông là một nhà Triết học châu Á đã có những suy tư một thời làm rung chuyển nền tảng tư duy lý luận châu Âu.Trước khi đến với chủ nghĩa Mác, được đào tạo chính quy tại Đại học Sư phạm phố Ulm nổi tiếng ở Paris nên ông có cơ hội hoạt động trong một môi trường tri thức tinh hoa Pháp và có liên hệ gần gũi với nhiều Triết gia có ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt Triết học nửa sau thế kỷ XX như Jean-Paul Sartre, Merleau-Ponty, Alexandre Kojốve, Louis Althusser, Jacques Derrida… Đó là những tư tưởng gia hàng đầu của trào lưu hiện tượng học, của chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời, những phát kiến và tư tưởng của ông đều được họ công nhận và đánh giá cao như là "những cống hiến độc đáo cho các lĩnh vực Triết học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ học" (Daniel J. Herman).Với Chủ nghĩa Mác, giáo sư Trần Đức Thảo được đánh giá là người đã có công phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng thành chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản, mà Mác là người tạo dựng. Trong Triết học, ông đã tạo nên một hệ thống tư duy tổng thể liên tục tiếp thu cái mới, và theo nghĩa đó, giáo sư Trần Đức Thảo cũng là một Triết gia “tạo dựng”. Lần đầu tiên có một Triết gia thuộc trường phái Husserl là giáo sư Trần Đức Thảo thành công trong việc kết hợp hiện tượng học của Husserl với chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác.Giáo sư Trần Đức Thảo thành nhà hiện tượng học nổi danh với tư duy đặc sắc có khả năng soi chiếu tỉnh táo các vấn đề hóc búa nhất của Triết học. Từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác đến khi về cõi vĩnh hằng vào ngày 24/4/1993, ông đã dành toàn bộ thời gian đó để hiện thực hoá phương pháp luận macxít làm cho Triết học gắn chặt với đời sống, bám chặt lấy số phận con người dân tộc mình.. giáo sư Trần Đức Thảo có niềm tin sâu sắc rằng chủ nghĩa Mác không phải là một lý thuyết giáo điều, mà phải là ngọn đuốc thực tiễn dẫn đường cho cuộc cách mạng vô sản. ông nhận thức sâu sắc khả năng lý giải các vấn đề bản thể của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với nghĩa đó, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định, có một triết lý mang tên giáo sư Trần Đức Thảo và càng có tư duy và phong cách Trần Đức Thảo - một đóng góp lớn của trí tuệ Việt Nam cho nhân loại. Đóng góp lâu dài của Giáo sư Trần Đức Thảo cho học thuật là một tư duy triết học thuần khiết. Điều này trước hết thể hiện ở một năng lực trừu tượng hoá cao, kế đó là khả năng biết đặt và giải quyết các vấn đề Triết học dưới ánh sáng của những phát kiến khoa học mới bằng các phương pháp nghiên cứu liên ngành. 2.2. Những tác phẩm, công trình nghiên cứu chính Giáo sư Trần Đức Thảo để lại nhiều công trình nghiện cứu ở nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực triết học, có thể kể đến những tác phẩm sau:(1) Phương pháp hiện tượng học của Husserl,tiếng Pháp, 1942; (2) Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Minh Tâm, Paris, 1951; (3) Triết lý đã đi tới đâu? Nhà xuất bản Minh Tân - Paris xuất bản năm 1950; (4) Khuyến khích tinh thần tự do dân chủ, 1955 ; (5) Nội dung xã hội và những hình thức của tự do, 1956; (6) Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, tiếng Pháp, Nhà xuất bản Xã hội của Pháp, 1973; (7) Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người, 1988 ; (8) Logic của cái hiện tại sống động (La logique du présent vivant) (chưa hoàn thiện); (9) Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; (10) Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004;….3. Sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, giới khoa học và nhân dân Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đó hết sức quan tâm đến hoạt động sáng tạo của giáo sư Trần Đức Thảo. Tết năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó gửi thiếp mừng xuân tới Giáosư. Hàng trăm nhà khoa học, nhà văn hóa của Việt Nam và của thế giới có mối liên hệ sâu sắc với Giáo sư, nhiều nhà khoa học đánh giá và khẳng định: “Trần Đức Thảo là nhà triết học duy nhất ở Việt Nam” (GS. Trần Văn Giàu); “Trần Đức Thảo là nhà triết học lớn của thế kỷ” (Nhà thơ Huy Cận); “Trần Đức Thảo là nhà triết học lỗi lạc của Việt Nam và của thế giới” (GS. Vũ Khiêu); “Trần Đức Thảo, nhà mácxít và nhà Hiện tượng học đặc sắc cuối cùng sẽ tìm được chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử tổng quát của ý nghĩa”(Daniel J Herman,Từ điển bách khoa Hiện tượng học); “Một tham vọng mạnh mẽ nối kết giữa các khu vực văn hóa xa xôi xích lại gần nhau thể hiện một con người văn hóa sâu sắc có trong Trần Đức Thảo” (GS. Michel Espagne, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia - Pháp);... Ngày 27/4/1993, giáo sư Trần Đức Thảo được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Ngày 28/4/1993, Lễ truy điệu giáo sư Trần Đức Thảo được tổ chức trọng thể tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã gửi vòng hoa viếng. Ngày 1/9/2000, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký quyết định số 392KT/CLVT, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình khoa học công nghệ là tác phẩm “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” của giáo sư Trần Đức Thảo.Với những gì đã cống hiến cho kho tàng tri thức nhân loại, giáo sư Trần Đức Thảo xứng đáng “là nhà triết học duy nhất ở Việt Nam” , “nhà triết học lớn của thế kỷ”. Thay lời kết cho bài viết này, tôi xin được đề dẫn lời của Nhà thơ Việt Phương, Thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết về ông: “Về con người của Trần Đức Thảo, ông Phạm Văn Đồng luôn luôn nói với tôi: Đó là một tài năng và là một người bị oan khuất. Và tôi nhận ra thêm một điều cực kỳ đáng trân trọng ở con người ấy: Mọi nỗi oan khuất mà ông phải gánh chịu suốt cuộc đời không hề để lại trong ông dù chỉ là một dấu vết nhỏ nhất của sự thù hận. Con người ông trong sáng đến mức ngây thơ… Tôi mong tất cả những tác phẩm của ông được xuất bản và để mọi người hình dung được tư tưởng, con người của ông, và tự hào về một đại trí thức của Việt Nam”./.Th.S Nguyễn Thành Chung
Khoa Lý luận cơ sở
* Tài liệu tham khảo1. Trần Đức Mạnh “Cần sưu tầm di cảo của nhà triết học Trần Đức Thảo vào lưu giữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 11, 2010.2. Đại học sư phạm Hà Nội, “Giáo sư Trần Đức Thảo - nhà trí thức yêu nước, nhà khoa học có tinh thần dân tộc, nhà triết học Việt Nam nổi tiếng thế giới”, Hội thảo khoa Học chuyên mục Trần Đức thảo, 2013.3. Trường Đại học KHXH&NV, “Giáo sư Trần Đức Thảo - nhà triết học lỗi lạc”, Chuyên mực nhân vật, sự kiện, 2016.4. https://vi.wikipedia.org/TrầnĐứcThảo.