Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông

In bài viết
Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông

(vietnamnet.vn) Nhiều hình ảnh từ vệ tinh đã tiết lộ những chi tiết mới, có phần đáng ngờ về những động thái thực sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Mục lục bài viết

379

Những bức ảnh vệ tinh này cho thấy máy bay giám sát quân sự, máy bay chống ngầm và tàu tình báo hải quân vũ trang của Trung Quốc đang neo đậu ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong bài viết được đăng trên trang tin News.com.au, cây viết Jamie Seidel cho rằng đây là một điều kỳ lạ, kể cả khi Bắc Kinh khẳng định rằng các khí tài quân sự này chỉ dành cho mục đích tìm kiếm và cứu hộ dân sự.

Từ năm 2012, Trung Quốc bắt tay vào một chương trình xây dựng quy mô lớn ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền phi pháp ở hai quần đảo này và xây dựng một mạng lưới các căn cứ quân sự, đường băng, nhà chứa máy bay kiên cố với danh nghĩa “tìm kiếm và cứu nạn”.

Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông
Ảnh vệ tinh cho thấy 2 máy bay quân sự KJ-500 và Y-8Q của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hôm 9/6. Ảnh: Maxar

Trung Quốc nhiều lần khẳng định họ không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng về những động thái của Bắc Kinh gần đây đang chứng minh điều ngược lại.

Trong vụ việc mới nhất, các hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi công ty công nghệ vũ trụ Maxar đã cho thấy sự tập hợp các khí tài quân sự của Bắc Kinh ở Đá Chữ Thập, một trong những vị trí trọng yếu trên Biển Đông.

Phân tích từ Viện Hải quân Mỹ cho thấy, tàu giám sát Type-815 đang neo đậu gần Đá Chữ Thập. Và trên đường băng dài 3,3km của bãi đá này là máy bay tuần tra chống ngầm Y-8Q cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm (AWAC) KJ-500.

Bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông mà Bắc Kinh mới đơn phương tuyên bố, nhiều “tàu cá” của Trung Quốc vẫn tập trung ở vùng biển này.

Những điểm nóng trên Biển Đông

Theo ông Jamie Seidel, sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa một phần có thể đến từ những “phản ứng” gần đây của quốc tế.

Trong năm nay, Mỹ đã tăng cường hơn các hoạt động trên Biển Đông, với nhiều chuyến đi lại của các nhóm tác chiến tàu sân bay cùng hoạt động tự do hàng hải. Các cường quốc khác như Pháp, Đức, Anh, Australia và Canada cũng đã có sự hiện diện tương tự.

Điểm nóng của những động thái trên đầu tiên phải kể đến Đá Chữ Thập. Đây là một trong những cụm bãi cạn, đá ngầm và mỏm đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng căn cứ trái phép.

Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông
Phần khoanh tròn nghi là các máy bay Y8-MPA của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hôm 5/6. Ảnh: Duan Dang

Điểm nóng tiếp theo, nằm ngay phía nam Đá Chữ Thập, là Đảo Thị Tứ. Hòn đảo 37ha này do Philippines quản lý.

Đây cũng là nơi đang bị phong tỏa bởi một “đội tàu cá” từ Trung Quốc. Điểm nóng cuối cùng là Đá Ba Đầu, nơi hơn 200 “tàu cá” Trung Quốc đang neo đậu với mục đích "tránh bão" theo như tuyên bố của Bắc Kinh.

Trong bối cảnh trên, các hoạt động giám sát của Mỹ trên Biển Đông đã gia tăng đáng kể thời gian gần đây. Tổ chức Sáng kiến ​​quan sát chiến lược Biển Đông, có trụ sở tại Bắc Kinh, ghi nhận tới 72 chuyến di chuyển của các máy bay giám sát Mỹ trên Biển Đông vào tháng 5, tăng mạnh khi năm ngoái là 35 chuyến.

 

Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho rằng, Mỹ đang lo ngại tiềm lực quân sự ngày một lớn mạnh của Trung Quốc, nên phải tăng cường hoạt động giám sát trên Biển Đông nhằm kịp thời ứng phó với các động thái quân sự từ phía Bắc Kinh.

Trong khi đó, Tướng Kenneth Wilsbach thuộc Lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương nói rằng, sự gia tăng các hoạt động trên để giám sát “những hành động phi pháp” của Bắc Kinh trên Biển Đông.

“Chúng tôi muốn biết thêm nhiều thứ… những thứ mà tôi cho là các hoạt động bất chính của Trung Quốc", ông Wilsbach cho hay. "Chúng tôi muốn có thể theo dõi các hoạt động quân sự của họ, và nắm được bất kỳ cuộc thử nghiệm hay mua bán khí tài mới nào mà họ đã thực hiện. Đó là lý do chúng tôi phải thu thập thêm thông tin".

Phản ứng từ Philippines

Không chỉ có các nước phương Tây tăng cường lập trường đối phó với Bắc Kinh. Bất chấp sự lưỡng lự của Tổng thống Rodrigo Duterte, sự kiên nhẫn của Philippines đối với Trung Quốc dường như cũng đang cạn kiệt.

Những động thái đáng ngờ của Trung Quốc trên Biển Đông
Ảnh vệ tinh cho thấy các vệt sáng được khoanh tròn bị tình nghi là tàu khu trục Type 054A (1) và tàu hải cảnh Trung Quốc (2) xung quanh Đá Chữ Thập hôm 21/5. Ảnh: Twitter

Cuối tháng trước, Manila đã ra thêm một công hàm "phản đối việc triển khai không ngừng, sự hiện diện kéo dài và các hoạt động bất hợp pháp của các tàu cá cùng nhiều phương tiện trên biển của Trung Quốc” trong các khu vực lân cận Đảo Thị Tứ.

Johnny Pimentel, Chủ tịch Ủy ban Tình báo chiến lược của Philippines, nói rằng ông muốn thấy Hải quân nước này duy trì sự hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, để ngăn chặn sự kiểm soát của Trung Quốc đối với bất kỳ rạn, bãi đá nào trong các khu vực mà Manila yêu sách chủ quyền ở vùng biển này.

Bên cạnh đó, Quốc hội Philippines đang thảo luận về việc tăng cường ngân sách quốc phòng. Nước này dự định sẽ mua thêm 4 khinh hạm đời mới cùng 12 tàu hộ tống, 18 tàu tuần tra và 40 tàu tấn công nhanh trước năm 2028.

Ngoài ra, Philippines còn lên kế hoạch xây dựng 12 tiền đồn hải quân mới trên khắp các quần đảo. 

Về phần mình, Tướng Kenneth Wilsbach cho biết Mỹ cũng sẵn lòng giúp đỡ Philippines.

“Tôi tin tưởng rằng, hai chính phủ có thể đi đến một thỏa thuận, cũng như đáp ứng những lợi ích chung và riêng của mình, và sẽ đạt tới điểm mà quân đội chúng ta, một khi thỏa thuận được thực hiện, có thể được đào tạo, hoạt động cùng nhau”, ông Wilsbach nhận định. “Và nếu nhận được sự kêu gọi và chỉ đạo từ những chỉ huy của chúng ta, thì các bạn biết đó, hãy thực hiện các nguyên tắc của Hiệp ước Phòng thủ chung". 

Tại buổi họp báo ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao  Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

"Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông", bà Hằng khẳng định.

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, có đóng góp thiết thực và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-06-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 15
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 5
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 44
Trong ngày: 206
Trong tuần: 430
Lượt truy cập: 456330

Loading...
Lên đầu trang