Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Quan điểm Hồ Chí minh về thái độ đối với các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên - Ý nghĩa trong đấu tranh phòng, chóng diễn biến hòa bình hiện nay - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

In bài viết
Quan điểm Hồ Chí minh về thái độ đối với các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên - Ý nghĩa trong đấu tranh phòng, chóng diễn biến hòa bình hiện nay - Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các sai lầm khuyết điểm của cán bộ, đảng viên được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc.

Mục lục bài viết

713

Thượng tá, ThS Nguyễn Hữu Lập (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)

Đã đăng Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5 (129), 2011.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các sai lầm khuyết điểm của cán bộ, đảng viên được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Người khẳng định sự cần thiết, nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành một cách nghiêm túc và có tổ chức việc học tập, sửa chữa các khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bảo đảm cho Đảng giữ vững vai trò là đảng cầm quyền - hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nói chung, công cuộc kháng chiến, kiến quốc nói riêng. Hệ thống các quan điểm của Người trong tác phẩm không chỉ có giá trị lý luận và thực tiễn lịch sử mà còn có giá trị lý luận và hiện thực to lớn. Đặc biệt, quan điểm về các thái độ khác nhau đối với những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng thái độ đúng đắn trước những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và đấu tranh với thủ đoạn lợi dụng các sai lầm khuyết điểm đó nhằm phá hoại Đảng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát các khuyết điểm sai lầm của 64 đảng viên như: một số đảng viên chưa thực sự chí công vô tư, còn mắc phải chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, cục bộ địa phương, muốn làm lãnh tụ... Đồng thời, người còn chỉ ra nguyên nhân của chủ nghĩa cá nhân cũng như của những khuyết điểm sai lầm đó chính là do nguồn gốc xã hội của Đảng ta. Người viết: “Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(l). “Đảng ta không phải trên trời sa xuôrig. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có mật sô" chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa, v.v..."(2).

Về thái độ đôi với các khuyết điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nãm quan điểm, cách nhìn khác nhau về các sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Thứ nhất, thái độ của bọn phản động, chúng sẽ lợi dụng những khuyết điểm đó và tô vẽ thêm để phá hoại Đảng. Thứ hai, thái độ của những đảng viên và cán bộ đầu cơ, họ lợi dụng những sai lầm và khuyết điểm đó để đạt mục đích tự tư, tự lợi. Thứ ba, thái độ của những đảng viên ươn hèn, yếu ớt, họ bỏ mặc các khuyết điểm đó, miễn sao xong chuyện thì thôi. Thứ tư, thái độ của những người quá máy móc, họ thổi phồng các khuyết điểm đó, đòi hỏi phải đuổi ngay những người đó ra khỏi Đảng. Nếu Đảng không làm như thế thì họ tỏ ra chán nản, thất vọng hoặc không làm gì nữa. Thứ năm, thái độ đúng đắn nhất đó là: phân tích rõ nguyên nhân; ra sức học tập và xây dựng những kiểu mẫu tốt; kiên quyết đấu tranh sửa chữa các khuyết điểm đó; không làm máy móc là đuổi họ ra khỏi Đảng mà dùng cách tự phê bình và phê bình để giúp họ tiến bộ; thông qua đấu tranh nội bộ để tăng cường đoàn kết trong Đảng, nâng cao kỷ luật và uy tín của Đảng.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của đảng viên là một tất yếu khách quan, đặc biệt với một đảng ra đời và phát triển ở một nước nông nghiệp lạc hậu, đại bộ phận đảng viên xuất thân từ nông dân như Việt nam. Tuy nhiên, đó không phải là bản chất của Đảng mà là hậu quả và tàn dư tư tưởng của chế độ xã hội cũ. Do đó, toàn Đảng nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng phải mạnh dạn thừa nhận khuyết điểm của mình, dùng cách tự phê bình và phê bình, đấu tranh nội bộ đê từng bước khắc phục các khuyết điểm đó.

Công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là một cuộc cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đan xen giữa cái cũ với cái mới. Đội ngũ cán bộ, đảng viên không thế tránh khỏi sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự chông phá của các thế lực thù địch hòng mua chuộc, lôi kéo, kích động, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, nhất là của các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng. Trong đó, chúng lợi dụng những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của cán bộ đảng và đảng viên để gây chia rẽ nội bộ, kích động nhân dân chông đối Đảng, phá hoại khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” kết hợp với “bạo loạn lật đổ” nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước còn tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. “Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp...Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”(l). Tình hình đó đặt ra yêu cầu rất cao của việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề then chốt là: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng. Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó cần chú trọng công tác tư tưởng nhằm khắc phục triệt để nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo tiền đề, điều kiện làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Khắc phục những hạn chế, yếu kém mà Đảng ta đã chỉ rõ: “...Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chông âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưỏng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp...”(2).

Quán triệt, vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là quan điểm về thái độ đối với các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng và góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Theo đó, cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: Đảng phải hoàn thiện cơ chế bảo đảm và khuyến khích sự công khai minh bạch, mạnh dạn thừa nhận khuyết điểm, kiên quyết trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; toàn Đảng nói chung, các tổ chức đảng nói riêng cần thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề về đảng cầm quyền; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta nhất là chông "tự diễn biến". Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; nâng cao nhận thức của toàn dân về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đặc trưng bản chất của chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng; tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc hiện nay; bảo đảm sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, sự thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân, tạo bức tường thành vững chắc trước sự tiến công của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay. Từng cán bộ, đảng viên phải luôn đề cao tự phê bình và phê bình; thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên trên cương vị được giao, góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững' mạnh.

 

(1) (2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 184-185, 173.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2021

Đánh giá

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 14
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 4
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001

  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 14
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 7
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 6
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 4
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024.
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 7

Lượt truy cập
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 50
Trong tuần: 290
Lượt truy cập: 456061

Loading...
Lên đầu trang