Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Hỗ trợ web: KS.CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☏ 0866772894

ALBERT EINSTEIN - Nghịch lý của một thiên tài

ALBERT EINSTEIN - Nghịch lý của một thiên tài

Cả thế giới đều thừa nhận EINSTEIN là nhà Vật Lý xuất sắc nhất của mọi thời đại. Đã có không biết bao nhiêu công trình, giai thoại, bài vở,...viết về con người ông. Càng tìm hiểu, người ta càng phát hiện ở nhà khoa học thiên tài này có bao nhiêu điều nghịch lý... Tuổi thơ dữ dội Có lẽ ở đời, ai trong số chúng ta cũng đều có chung suy nghĩ là, một ai đó được coi là xuất chúng thì bất luận cái gì liên quan...

Mục lục bài viết

10
Cả thế giới đều thừa nhận EINSTEIN là nhà Vật Lý xuất sắc nhất của mọi thời đại. Đã có không biết bao nhiêu công trình, giai thoại, bài vở,...viết về con người ông. Càng tìm hiểu, người ta càng phát hiện ở nhà khoa học thiên tài này có bao nhiêu điều nghịch lý... Tuổi thơ dữ dội Có lẽ ở đời, ai trong số chúng ta cũng đều có chung suy nghĩ là, một ai đó được coi là xuất chúng thì bất luận cái gì liên quan...

5169654

Cả thế giới đều thừa nhận EINSTEIN là nhà Vật Lý xuất sắc nhất của mọi thời đại. Đã có không biết bao nhiêu công trình, giai thoại, bài vở,...viết về con người ông. Càng tìm hiểu, người ta càng phát hiện ở nhà khoa học thiên tài này có bao nhiêu điều nghịch lý...

 

Tuổi thơ dữ dội

Có lẽ ở đời, ai trong số chúng ta cũng đều có chung suy nghĩ là, một ai đó được coi là xuất chúng thì bất luận cái gì liên quan tới họ (đi đứng, nói năng, suy nghĩ...) đều có dáng dấp của thiên tài cả. Tuổi thơ của họ thì dứt khoát phải có nhiều biểu hiện mang đậm dấu ấn “thần đồng”: thông minh trác tuyệt, học hành giỏi giang, cuộc đời trôi chảy... Với A. Einstein thì lại hoàn toàn khác.

Năm 1906, nghe bạn bè nói rằng tác giả của Thuyết tương đối đang làm xôn xao thế giới chính là Albert Einstein, GS Minkowski (từng dạy A. Einstein ở Trường Công nghiệp Liên bang Zurich) đã tròn mắt: "Cái anh chàng lười biếng hay nghỉ học ấy lại là người tìm ra Thuyết tương đối sao? Làm gì có!".

Việc giáo sư nọ ngạc nhiên không phải ngoại lệ. Toàn bộ cuộc sống tuổi thơ của Einstein trôi qua đều bất bình thường tới mức lo ngại.

Ngay cả bà mẹ C. Pouling cũng nhiều lần lo lắng, than thở. Vì khác hẳn với các trẻ khác, tới năm 3 tuổi mà Einstein vẫn chưa nói nên hồn. Cậu phát âm tiếng Đức chẳng ra gì. Đã thế cậu lại chỉ thích thui thủi một mình, chẳng muốn chơi với ai. Có lần, suốt một ngày cậu ngồi im như phỗng trong phòng, chăm chăm nhìn không chớp mắt vào cái la bàn "cố chấp". Theo cậu, cái kim "bướng bỉnh" kia không hiểu sao xoay thế nào rồi nó cũng cứ quay về một phía. Điều an ủi duy nhất với bà Pouling là Einstein rất thích nghe nhạc và bộc lộ một năng khiếu âm nhạc khá rõ. Cái thói quen khác người đó theo suốt chặng đường học phổ thông của Einstein. Bất chấp các quy định khắt khe của nhà trường Đức, Einstein không chịu làm bài, trả bài theo quy định của thầy. Cậu cứ một mình một ý. Đã thế, cậu lại rất hay hỏi vặn những câu hỏi “đâu đâu” chẳng thầy nào trả lời được (thậm chí thầy chẳng thèm đáp lời, vì... ngớ ngẩn). Vì vậy mà điểm học của cậu rất đáng thất vọng. Thầy chủ nhiệm phàn nàn: "Em là một cậu bé khác người, cô độc, khờ khạo và vô kỷ luật. Sau này, chắc chắn em không thể thành công về bất cứ điều gì". Còn các bạn cùng lớp của Einstein thì chẳng ai chơi với cậu. Kết quả là đầu năm 1895, khi đang ở năm cuối bậc trung học, Einstein bị đuổi học.

 

 

Bức ảnh Einstein thè lưỡi nổi tiếng chụp vào ngày sinh nhật, ngày 14 tháng 3 năm 1951, United Press International

 

 

Theo bố mẹ sang Milan (ý), Einstein phải vào học dự bị. Đến lúc dự thi vào Trường Công nghệ Liên bang Zurich (Thuỵ Sĩ), anh lại bị đánh trượt. Vì điểm kém đã đành, anh lại chưa có bằng tốt nghiệp Trung học. Năm 1896, một lần nữa, Einstein lại phải học tiếp ở Trường trung học Aarau trong một hoàn cảnh hết sức trớ trêu: không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (anh đã từ bỏ quốc tịch Đức, còn quốc tịch Thuỵ Sĩ thì chưa nhập được vì chưa tới 21 tuổi).

Chẳng có ai để ý tới chàng trai mảnh khảnh, kỳ dị, kém cỏi, khác người này. Cho tới khi...

ý muốn thay đổi “Thượng đế”

Cho tới năm 1905, A. Einstein cho đăng một bài báo trên tờ Annale der Physik (Biên niên Vật lý) và bài này sau này được coi là nền tảng cơ bản của Thuyết tương đối hẹp. Cũng chẳng ai để ý tới tiếng nói của một anh chàng vô danh tiểu tốt như Einstein lúc đó. Có lẽ là những vấn đề mà Einstein đề xướng trong đó quá mới mẻ, quá táo bạo, quá khó tới mức rất ít người hình dung ra được. Cho đến khi, một ông giáo làng dạy Toán ở Crarow (Ba Lan) khi đọc đã phải giật mình kinh ngạc. Ông khẩn khoản lên tiếng đề nghị với M. Planck (nhà vật lý người Đức nổi tiếng) tại một hội nghị quốc tế: "Xin ông hãy vì khoa học mà đọc kỹ công trình này. Đây là một ý tưởng có thể sánh ngang với cuộc cách mạng của Nicolai Copernic".

Dù được Planck (và một số người khác thừa nhận), lý thuyết của A. Einstein ban đầu vẫn bị đa số các nhà khoa học coi là "điên rồ", không thể chấp nhận được vì nếu nghe theo sẽ "động chạm tới lương tri của thời đại”. Điều này cũng dễ hiểu, vì trước đó, vật lý học đang tôn thờ một “ông tổ” quá vĩ đại là Isaac Newton. Tư tưởng của Newton dựa trên nguyên lý mọi vật thể bất biến về không gian và thời gian. Đó là quy luật muôn thuở, là lẽ trời, là ý muốn của Thượng đế. Vậy mà bây giờ, có một nhân viên quèn chỉ quen "cạo giấy" ở Cục cấp bằng phát minh sáng chếBerne (Thuỵ Sĩ) lại cả gan nói rằng: “Con đường của Newton là con đường duy nhất đúng mà những người ở thời đại ông có thể đi. Các nguyên lý của ông vẫn còn sức sống trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý. Nhưng giờ đây, muốn hiểu thực sự bản chất của vũ trụ và thế giới, thì những nguyên lý này cần phải được thay thế bằng các nguyên lý khác, đi xa hơn thực nghiệm trực tiếp". Theo Einstein, vận tốc của vật thể càng lớn thì thời gian trôi càng chậm và khi đạt tới vận tốc ánh sáng (300.000 km/s) thì thời gian xấp xỉ bằng 0. Nguyên lý biện chứng không - thời gian này đã được Einstein diễn đạt ngắn gọn: “Theo Newton, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian vẫn còn. Nhưng theo tôi, khi vật chất biến mất thì không gian thời gian lập tức cũng biến mất". ý tưởng đó, ngay đến bây giờ, cũng còn có người ngờ vực, huống hồ lúc ấy.

 

Quan niệm mang tính cách mạng triệt để của Thuyết tương đối đã làm đảo lộn thế giới. Người ta quy kết Einstein đủ tội. Ông bị gán cho là không chỉ đưa ra những luận đề “phản khoa học” mà còn mang tư tưởng báng bổ đến Chúa trời cao cả và thiêng liêng. Đến nỗi một nhà thơ lúc đó đã viết:

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-12-2023

Đánh giá

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
image001
Lượt truy cập
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 10
Trong tuần: 377
Lượt truy cập: 362327
Lên đầu trang