Toàn cảnh lễ thượng cờ kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ASEAN
VOV.VN - Nhân kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2023), sáng nay, tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ thượng cờ ASEAN.
Mục lục bài viết
81
VOV.VN - Nhân kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2023), sáng nay, tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ thượng cờ ASEAN.
Sáng nay (8/8), tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ thượng cờ ASEAN.
Tham dự lễ thượng cờ có lãnh đạo của các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND thành phố Hà Nội, các đại sứ, đại biện, đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN, Timo Leste – nước quan sát viên và các đối tác của ASEAN tại Hà Nội.
Lễ Thượng cờ ASEAN vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN 8/8 hằng năm là thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên ASEAN, tôn vinh các giá trị chung và cam kết của ASEAN với nhân dân các nước trong khu vực.
Lá cờ ASEAN có nền xanh biểu trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện cho sự năng động. 10 nhánh lúa màu vàng ở giữa thể hiện cho nền văn minh nông nghiệp và đại diện cho 10 quốc gia trong khối ASEAN.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Dù 56 năm là khoảng thời gian dài với cuộc đời con người nhưng chỉ là sự bắt đầu với khu vực. Với lợi thế về vị trí địa chiến lược, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và mong muốn hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, ASEAN còn nhiều tiềm năng để phát triển".
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: "Thành công của Việt Nam trên bước đường hội nhập đổi mới có hình bóng của ASEAN và đáp lại, trong thành công của ASEAN có sự góp mặt của Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên khác trong gia đình ASEAN cũng là những “viên gạch” xây dựng nên mái nhà chung Cộng đồng ASEAN lớn mạnh, bền vững ngày nay".
Lá cờ ASEAN đã là biểu tượng của niềm tự hào, là chứng nhân của những dấu mốc của Hiệp hội, mang theo khát vọng của hàng trăm triệu người dân Đông Nam Á về một Cộng đồng ASEAN hoà bình, thịnh vượng, đùm bọc và chia sẻ.
Kể từ khi được thành lập cách đây 56 năm, ASEAN đã không ngừng lớn mạnh, từng bước trở thành lực lượng trung tâm trong mọi tiến trình khu vực, thể hiện tầm nhìn về một Cộng đồng sống trong hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Hình ảnh Đông Nam Á đoàn kết, hòa hiếu, linh hoạt cũng theo đó vươn xa tới những chân trời mới, lan tỏa tới những vùng đất mới cả ở châu Á - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: "Mặc dù thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu còn nhiều bấp bênh, môi trường địa chính trị tiếp tục biến động và cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, Cộng đồng ASEAN đã chứng tỏ được khả năng tự cường, linh hoạt và chủ động thích ứng để vượt qua thách thức".
ASEAN cũng đang xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm2045 để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo, tranh thủ tốt hơn các cơ hội, cũng như ứng phó tốt hơn với các thách thức trong 20 năm tới.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hy vọng và tin tưởng ASEAN sẽ bay cao, bay xa hơn nữa. Với nền tảng vững chắc, dày công vun đắp nửa thế qua cộng hưởng với những khát vọng của mình, ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng phát triển bao trùm, bền vững và là tâm điểm tăng trưởng của khu vực và thế giới.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, ASEAN sẽ không chỉ phục vụ tốt hơn lợi ích thiết thực của mọi người dân, doanh nghiệp ASEAN, mà còn đóng vai trò to lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, đóng góp cho hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
(VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
(ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
(ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.