Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Trung Quốc trước viễn cảnh bị thế giới cô lập

In bài viết
Trung Quốc trước viễn cảnh bị thế giới cô lập

(PLO)- Phớt lờ luật pháp quốc tế, đe dọa láng giềng, xâm phạm chủ quyền trên biển của các nước, không tuân theo nguyên tắc thiện chí trong giải quyết tranh chấp… Tất cả điều này đã và đang làm xói mòn lòng tin của cộng đồng quốc tế với Trung Quốc, vốn đang nuôi mộng trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới.

Mục lục bài viết

199

Trung Quốc (TQ) đã công bố Kế hoạch năm năm lần thứ 14 (giai đoạn 2021-2025) và tầm nhìn dài hạn đến năm 2035 của Bắc Kinh. Trong đó, Bắc Kinh không giấu tham vọng sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới. Chính quyền TQ thời gian qua đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá mô hình phát triển “kiểu TQ”, hàm ý cạnh tranh với mô hình phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Từ Sáng kiến Vành đai - Con đường, đến “ngoại giao nhân dân tệ”, “ngoại giao y tế”…, tất cả đều cho thấy TQ một mặt cạnh tranh Mỹ nhưng mặt khác cũng muốn xây dựng lòng tin, tạo lập một hệ thống riêng do TQ lãnh đạo.

Tuy nhiên, hình ảnh của TQ đang bị chính họ bôi xấu. Biển Đông vốn là khu vực rất nhộn nhịp, có vai trò địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng với rất nhiều quốc gia. Ngoài Mỹ, thời gian gần đây đã có Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước EU bắt đầu hiện diện và bày tỏ quan điểm thường xuyên. Tất cả đều có điểm chung: Muốn tự do hàng hải đảm bảo, muốn các nước thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, chỉ có mình TQ đứng ngoài cuộc.

Việc TQ cử hàng trăm tàu dân quân biển ngụy trang tàu cá đến đá Ba Đầu ở Trường Sa không phải là hành động phi pháp duy nhất mà Bắc Kinh thực hiện ở vùng biển này. Lịch sử ghi nhận TQ nhiều lần dùng bạo lực trái phép; bồi lấp và quân sự hóa các đảo nhân tạo; cho tàu hải cảnh và tàu dân quân biển quấy rối, đe dọa, va đâm tàu nước khác; giải thích luật pháp quốc tế theo kiểu chỉ có mỗi TQ là có thể chấp nhận được. Tất cả đều phi pháp, lặp lại nhiều lần với tần số và cường độ ngày càng tăng. Tiếc thay, luật pháp quốc tế không tạo ra được sự cưỡng chế trực tiếp buộc TQ phải thực thi luật chơi chung.

Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, nếu vẫn tiếp tục duy trì đường lối ngoại giao và hành xử hung hăng, phi pháp, viễn cảnh TQ bị cô lập là rất khả dĩ. Quá nhiều hoài nghi liên quan đến các sáng kiến mà TQ tạo ra để lôi kéo đối tác, đồng minh, bao gồm Sáng kiến Vành đai - Con đường, “ngoại giao nhân dân tệ”, “ngoại giao y tế”… Các nước hoài nghi về tính minh bạch, về sự tôn trọng luật chơi chung, về nguyên tắc “tất cả các bên đều có lợi” và về trách nhiệm của người đứng đầu là TQ.

 

Làm sao không hoài nghi khi Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), phán quyết của Tòa Trọng tài 2016, Tuyên bố về ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC)… đều bị TQ xem như những “tờ giấy vô giá trị”! Làm sao dám tin vào một đối tác mà diễn giải luật pháp quốc tế theo cách chỉ mình họ được lợi! Làm sao đặt kỳ vọng vào một “lãnh đạo” chỉ thích dùng bạo lực để đe dọa và bắt nạt! Và làm sao dám lại gần một quốc gia chỉ muốn biến “của nước khác thành của nước mình”!

Với tất cả những gì TQ đã và đang làm, lòng tin của các nước đang bị xói mòn nghiêm trọng. Thực tế là các nước bắt đầu trừng phạt Bắc Kinh, điển hình là Mỹ đã liệt các doanh nghiệp, cá nhân tiếp tay cho TQ xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Xu hướng đối đầu TQ sẽ còn kéo dài cho đến khi nào Bắc Kinh chưa chấm dứt cách hành xử hung hăng, phi pháp.

 

ĐỖ THIỆN
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
26-03-2021

Đánh giá

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
QC
20230905_015457
image001

  • Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Làm sao để giữ chân người tài, lọc cán bộ yếu kém?

    (VTC News) - Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, bài toán lớn đặt ra là làm sao giữ chân nhân tài trong hệ thống.
    Ngày: 06-03-2025
    Lượt xem: 16
  • Khát vọng vươn lên hùng cường luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam

    Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
    Ngày: 01-02-2025
    Lượt xem: 40
  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 64
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 89
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 61

Lượt truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 8
Trong tuần: 761
Lượt truy cập: 491108

Loading...
Lên đầu trang