Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

tet_2025.
dang2025
588030_87d9a

CHÍNH TRỊ HỌC

Chinhtrihoc.vn là website cá nhân của GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Trang chinhtrihoc.vn là một trang web khoa học, nơi kết nối các nhà khoa học, những ai yêu thích, tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học chính trị. Trang web ra đời nhằm góp phần vào sự phát triển khoa học chính trị nước nhà nói riêng, sự phát triển đất nước nói chung. Trang web được đăng ký và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ các thành viên mới được đăng bài. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hội tụ và tỏa sáng văn hóa quân sự Việt Nam

In bài viết
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hội tụ và tỏa sáng văn hóa quân sự Việt Nam

QĐND: Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 / 25-8-2021), Báo Quân đội nhân dân mở chuyên mục về sự kiện này.
Chuyên mục bao gồm các bài viết về những đóng góp to lớn và câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó nhằm tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, quân đội và phong trào cách mạng thế giới. 

633

QĐND: Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 / 25-8-2021), Báo Quân đội nhân dân mở chuyên mục về sự kiện này.

Chuyên mục bao gồm các bài viết về những đóng góp to lớn và câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó nhằm tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, quân đội và phong trào cách mạng thế giới. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hội tụ và tỏa sáng văn hóa quân sự Việt Nam

Trên những chặng đường hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại những dấu ấn đặc sắc, gắn liền cuộc đời với sự nghiệp cách mạng, hòa vào âm thanh: “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân Việt Nam anh hùng”. Năm tháng qua đi, nhưng những chiến công vang dội của vị Đại tướng huyền thoại vẫn còn sống mãi với non sông đất nước, với các thế hệ người dân Việt Nam yêu nước; trở thành nét đẹp ngời sáng văn hóa quân sự Việt Nam.

Bài 1: Những nét đặc trưng văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nền tảng và dấu ấn văn hóa quân sự

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương mẫu mực về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thương yêu quân nhân, gần gũi cán bộ và chiến sĩ. Cuộc đời binh nghiệp, cầm quân của Đại tướng gắn chặt với các chiến trường ác liệt, thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, thách thức. Ở hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng vững tin, bền chí thi gan, đấu lý, đấu trí với nhiều chính trị gia, các danh tướng sừng sỏ của những đội quân xâm lược nhà nghề, hùng mạnh nhất nhì thế giới là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và khi thật cần thiết, sẵn sàng đấu súng, giành thắng lợi.

Mưu lược, bản lĩnh, trí tuệ, cách ứng xử và những chiến công vang dội đã đưa ông bước lên bậc cao của hàng tướng lĩnh tài ba, đức độ, mẫu mực, trở thành vĩ nhân-Đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới, để lại những dấu ấn đặc sắc trong thế kỷ XX và là một trong những vĩ nhân có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XXI. Những chiến công đặc biệt xuất sắc của Đại tướng đã dệt nên bản sắc văn hóa, soi sáng tầm nghệ thuật quân sự, kết tinh thành tư tưởng-đọng lại ở giá trị văn hóa quân sự nhân văn của chiến tranh nhân dân Việt Nam; thể hiện rõ nhất cái tâm, cái tầm người cách mạng trọn đời đi theo Đảng; giá trị chân-thiện-mỹ của văn hóa đạo đức-chính trị-quân sự thời đại Hồ Chí Minh.

Được Đảng, Bác Hồ và nhân dân “chọn mặt gửi vàng”, tin tưởng giao cho trọng trách lớn: Trực tiếp phụ trách xây dựng, chỉ huy lực lượng vũ trang cách mạng, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân kiên quyết đấu tranh chống lại quân xâm lược, thực hiện sứ mệnh cao cả, thiêng liêng: Giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trên mọi cương vị, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, Đại tướng đều thể hiện rõ nghị lực phi thường, ý chí quyết tâm sắt đá, một lòng một dạ trung kiên phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cả đời tận tâm, tận lực với công việc, đau đáu với thực thi nhiệm vụ; dồn sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ủy thác.

Sự lớn mạnh, trưởng thành của quân đội và những chiến công lừng danh, vang dội của quân và dân ta đã khẳng định tài năng xuất chúng của vị tướng tài ba, đức độ, văn võ song toàn, đã chỉ huy Quân đội nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang, đem lại danh tiếng, lợi thế và sức mạnh quyền uy cho dân tộc trong các cuộc đối đầu lịch sử; mở ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam; từ đó tác động, tạo ra bước ngoặc chuyển biến lớn đối với lịch sử các dân tộc thuộc địa. Tầm vóc, bản lĩnh, trí tuệ, mưu lược và nghệ thuật cầm quân, thu phục nhân tâm, cùng những cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng cho dân tộc đã cô đúc, kết tinh, tạo nên giá trị và bản sắc văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn chặt với thời đại Hồ Chí Minh.

Những nét đặc trưng văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Là nét đẹp độc đáo của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại, văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự kết tinh giá trị văn hóa chính trị, nghệ thuật quân sự Việt Nam được thâu thái, kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với giá trị văn hóa quân sự của thời đại trên cơ sở, nền tảng văn hóa-đạo đức của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; truyền thống, bản sắc, giá trị và ý nghĩa của văn hóa đánh giặc giữ nước, được tích lũy từ hàng ngàn năm của dân tộc anh hùng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hội tụ và tỏa sáng văn hóa quân sự Việt Nam
  Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa tại Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu.

Với tư cách là một lĩnh vực văn hóa đặc thù của một con người cụ thể, văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những dấu ấn sáng tạo; đậm tính nhân văn quân sự gắn liền với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp, toàn bộ hoạt động cách mạng cùng những chiến công xuất sắc của người Anh cả của Quân đội ta với tầm nhìn nhất quán, vừa thể hiện tính đồng nhất, vừa có bản sắc, nét riêng; không tách rời sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối chính trị-văn hóa của Đảng; sự uyên bác, sâu sắc, cách đối nhân xử thế nhân văn, tạo ra “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho mọi hoạt động quân sự hòa đồng, quyện chặt với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao để hướng tới thực hiện mục tiêu: Giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều đó thể hiện ở các nội dung:

Thứ nhất: Văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết tinh giá trị sáng tạo và nhân văn trong tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, tận trung với Đảng, trọn hiếu với dân.

Từ trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã ra đời với 34 chiến sĩ cùng vũ khí thô sơ, từng bước trở thành Quân đội nhân dân cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, có tổ chức, lực lượng chính quy, tinh nhuệ, đánh bại hai đội quân xâm lược nhà nghề là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy mặt trận. Điều đó không những khẳng định ông là vị tướng có tài thao lược, mưu trí, sáng tạo; một nhà tổ chức quân sự tài năng, một người chỉ huy kiệt xuất mà còn là người đầu tiên chuyển hóa tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh thành hiện thực sinh động. Ông không những chỉ đạo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, mà còn là người giỏi chỉ huy, định hướng, chỉ đạo các mặt bảo đảm điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển, chiến thắng của Quân đội ta; làm cho sự giác ngộ chính trị, tuyệt đối trung thành của cán bộ, chiến sĩ trở nên tự giác, biến thành sức mạnh nội sinh và bản lĩnh “thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng; vào sống ra chết cũng không nản chí”; quyết chiến, quyết thắng, tận trung với Đảng, trọn hiếu với dân, vì nhân dân phục vụ.

Thứ hai: Văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết tinh những giá trị sáng tạo và nhân văn về tinh thần đoàn kết chiến đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ; làm cho sức mạnh chiến đấu của quân đội tăng lên không ngừng, càng đánh càng thắng.

Vượt ra ngoài hoạt động quân sự thuần túy, nét đặc sắc trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện cô đọng ở tinh thần đoàn kết chiến đấu, sự gắn bó keo sơn, mật thiết, quân với dân như cá với nước, cùng chung sức, đồng lòng để chống thù trong giặc ngoài của Bộ đội Cụ Hồ. Đó là hiện thân của sức mạnh lòng người không thế lực nào có thể cản phá, chia tách tình đoàn kết gắn bó của 54 dân tộc anh em trong một mặt trận thống nhất, tình đồng chí, đồng đội như anh em ruột thịt một nhà, sự gắn bó mật thiết quân với dân một ý chí, tình hữu nghị, đoàn kết chung một chiến hào chiến đấu của Quân đội ta với quân đội và nhân dân ba nước Đông Dương.

Mỗi mệnh lệnh, chỉ thị chiến đấu của Đại tướng được cán bộ, chiến sĩ hào hứng đón nhận với toàn bộ niềm tin chiến thắng; nhờ đó, ý chí, nghị lực, sức mạnh chiến đấu được lan tỏa và nhân lên gấp bội. Điều ấy không bao giờ có được ở quân đội của thực dân, đế quốc. Với nhãn quan khoa học, tư duy chính trị-quân sự sắc sảo và tài thao lược của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự chịu trách nhiệm trước Đảng và dân tộc về những quyết định thay đổi chiến lược, chiến thuật và cách đánh của mình nhằm bảo đảm giành được thắng lợi lớn nhất, giảm tối đa thiệt hại xương máu, công sức của bộ đội, nhân dân và xương máu bên phía quân thù.

Thứ ba: Văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết tinh giá trị sáng tạo và nhân văn về nghệ thuật quân sự.

Văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự phát triển về chất nghệ thuật chiến tranh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ở trình độ cao, cách đánh độc đáo, tài tình. Giá trị sáng tạo và nhân văn trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt tầm quốc gia, mang tầm vóc thời đại. Cốt lõi sắc thái nghệ thuật quân sự trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “giành thắng lợi tối đa và giảm tối thiểu xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”.

Tiến bước dưới quân kỳ, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và mệnh lệnh của Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa thân vào dân tộc, xuất sắc kế thừa, phát huy và nâng tầm vóc nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam lên tầm cao mới-chiến tranh toàn dân, toàn diện, của dân, do dân và vì dân. Các quyết định, mệnh lệnh chiến đấu của Đại tướng đều chứa đựng tư tưởng nhân văn quân sự sâu sắc, lấp lánh ánh sáng văn hóa quân sự của Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung... thể hiện linh hoạt, mềm dẻo và vô cùng hiệu quả: Khi thì “đánh chắc, tiến chắc”; khi thì “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa” buộc “địch phải đối phó trong thế bị động” và “ta chiến đấu trong thế chủ động” tấn công, giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là một nét độc đáo trong tư duy quân sự, thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả, sắc thái riêng biệt trong văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôn vinh giá trị văn hóa quân sự dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

(còn nữa)

Bài 2: Phát huy giá trị văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thấm đượm giá trị đạo đức dân tộc hòa quyện với đạo đức cách mạng, không chỉ mang tầm vóc quốc gia gắn với cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc vĩ đại, đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, mà còn lan tỏa và ảnh hưởng sâu rộng ở tầm quốc tế trong thế kỷ XX; tiếp tục tỏa sáng trong thế kỷ XXI với những giá trị văn hóa đặc sắc về nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam, trở thành tài sản vô giá và là hành trang cần thiết của Quân đội ta.

(Tiếp theo và hết)

 Trọn cuộc đời tận tụy cống hiến, chiến đấu, hy sinh vì nước, vì dân, nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngời sáng tinh thần yêu nước, thương dân, đậm đà tính nhân văn, nhân đạo; lấp lánh trí tuệ anh minh, sáng suốt của một nhà văn hóa-hiền triết phương Đông; tỏa sáng phẩm chất cách mạng của vị tướng xuất chúng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhà quân sự tài ba lỗi lạc-đức độ mẫu mực, “vị tướng của nhân dân” Võ Nguyên Giáp đã được tôn vinh, ghi nhận trong cuốn “Danh nhân Văn hóa thế giới”, mãi mãi được lưu truyền và đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại-một vĩ nhân trong thời đại Hồ Chí Minh.

Văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định tầm vóc, giá trị, ý nghĩa đạo đức mẫu mực của người cách mạng với 6 đức tính tiêu biểu cần phải có của vị tướng mà Bác Hồ đã chỉ ra là “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”; thể hiện sâu sắc các giá trị chân-thiện-mỹ, phản ánh tính cách mạng của cuộc chiến tranh chính nghĩa chống áp bức, bóc lột, bất công; chống quân xâm lược, cứu nguy dân tộc, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp, làm giàu các giá trị văn hóa quân sự về đánh giặc giữ nước trong thời đại Hồ Chí Minh; mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, của nhân dân và Quân đội ta.

Bài 2: Phát huy giá trị văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm các chiến sĩ tự vệ Hà Nội đã chiến đấu dũng cảm, bắn rơi máy bay E111 của Mỹ đêm 22-12-1972. Ảnh tư liệu 

Văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn vận động, phát triển và đồng hành cùng dân tộc nhờ sự tiếp nhận, bổ sung những giá trị tinh hoa văn hóa mới của dân tộc và thời đại. Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã, đang và tiếp tục dâng hiến cho văn hóa quân sự Việt Nam nguồn năng lượng mới với những sinh khí mới, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của quân đội cách mạng, nhờ đó mà quy tụ, tập hợp, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, sức sống văn hóa chiến sĩ; kiến tạo và khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn giúp Quân đội ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Phát huy vai trò, giá trị văn hóa quân sự nhân văn có nền gốc từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thế hệ cha anh là một trong những nội dung lớn, có ý nghĩa thiết thực, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xây dựng môi trường văn hóa quân sự hiện nay; vừa có giá trị tiếp nối dòng chảy văn hóa dân tộc, vừa góp phần tạo nên sức sống để xây dựng Quân đội ta “tinh, gọn, mạnh”, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh tổng kết các vấn đề lý luận-thực tiễn, nghiên cứu, phát triển và nâng tầm cao lý luận về xây dựng, hoàn chỉnh học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; đặc biệt là chắt lọc những giá trị tinh túy, đặc sắc nhất của văn hóa quân sự Việt Nam từ sự nhất quán, hòa đồng, bền chặt và tiếp biến của tư tưởng văn hóa quân sự và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; qua đó cập nhật, bổ sung, làm giàu những giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.

Với tầm vóc, giá trị và ý nghĩa lý luận-thực tiễn to lớn, văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang góp phần khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong đời sống, hoạt động văn hóa-tinh thần hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa, phát triển toàn diện con người Việt Nam theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng. Vì lẽ đó, cần tạo ra không gian-môi trường văn hóa quân sự rộng lớn, sống động, dân chủ và trí tuệ để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chắt lọc, đánh giá và đặt đúng chỗ văn hóa-nghệ thuật quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dòng chảy dân tộc, lịch sử đánh giặc, giữ nước của ông cha ta và ảnh hưởng của dòng văn hóa quân sự cách mạng trong xây dựng mục tiêu, lý tưởng và nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta hiện nay.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và phương thức tiếp thu, nuôi dưỡng những tinh hoa trí tuệ văn hóa quân sự và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để bồi đắp, làm giàu các giá trị văn hóa quân sự thời kỳ mới, nhất là trong triển khai thực hiện các chiến lược quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học quân sự, từng bước cụ thể hóa đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về bộ môn khoa học và lĩnh vực văn hóa quân sự; nhất là việc chắt lọc, kế thừa, tiếp thu, tiếp nhận các giá trị và sức sống văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội bằng chính nền tảng văn hóa quân sự cách mạng mà Đại tướng cả đời tích lũy, vun đắp, để lại.

Bài 2: Phát huy giá trị văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ảnh tư liệu 

Hai là, nghiên cứu phương thức tiếp thu, vận dụng và làm lan tỏa giá trị, ý nghĩa văn hóa quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong xây dựng môi trường văn hóa quân sự ở các cơ quan, đơn vị hiện nay, chống các sản phẩm phản giá trị văn hóa; nhất là thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, phát triển hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam thời kỳ mới, trong đó có giá trị văn hóa quân nhân cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Đặc biệt, cần tập trung nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết, phương thức thẩm định, thụ hưởng các giá trị văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông qua nghiên cứu, chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu về giá trị văn hóa-đạo đức quân sự của các danh nhân, danh tướng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh để làm sâu sắc hơn nữa giá trị, ý nghĩa văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong điều kiện mới và sự cần thiết phải giữ gìn, học tập, phát huy các giá trị trường tồn của văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ba là, tiếp thu tinh hoa văn hóa-nghệ thuật quân sự độc đáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là các giá trị nhân văn, nghệ thuật đánh giặc giữ nước, xây dựng và phát huy nhân tố con người trong chiến tranh, trong huấn luyện, xây dựng đơn vị để bổ sung, nâng cấp, hiện đại hóa, làm phong phú giá trị văn hóa-nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác nghiên cứu, đánh giá đúng hiện trạng và thực chất ảnh hưởng của những giá trị tiến bộ, tinh hoa còn đọng lại, sống mãi từ văn hóa-nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tăng cường lan tỏa ý nghĩa, tính ưu việt của văn minh, văn hóa quân sự Việt Nam trong xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Xây dựng mục đích, động cơ, thái độ ứng xử văn hóa hòa hợp, hài hòa, trân trọng đối với sự đổi mới tìm tòi sáng tạo và hưởng thụ giá trị tinh hoa văn hóa-nghệ thuật quân sự để phát triển tính đa dạng, phong phú của đời sống văn hóa-tinh thần ở đơn vị cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đời sống văn hóa quân sự sinh thành, nảy nở, đơm hoa kết trái và phát triển mạnh mẽ trong tình hình mới với một tinh thần lạc quan, trí tuệ, dân chủ và văn minh, hiện đại.

Giá trị văn hóa quân sự nhân văn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nguồn suối mát lành đang tưới mát môi trường văn hóa quân sự hiện nay, đồng thời có tác dụng khơi dậy, thúc đẩy, làm giàu các chuẩn mực giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ-văn hóa quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. 

Thiếu tướng, PGS, TS NGUYỄN BÁ DƯƠNG

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-08-2021

Đánh giá

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 28
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 59
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 34
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 40
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 46

images5342607_my_video_moi3
ba_sche57b288a-ab22-4b92-a4a5-0f3b2fd4cdeb85e2ebd4-b773-4e04-8350-ade5b8771f57
lich_nghi_tet_2025
image001

  • Tạo xung lực mới cho phát triển

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.
    Ngày: 04-12-2024
    Lượt xem: 28
  • Cải cách thể chế để đất nước vươn mình

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, đất nước hiện nay có 3 điểm nghẽn lớn, đó là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Xung quanh vấn đề này, Đài Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch phát triển.
    Ngày: 13-11-2024
    Lượt xem: 59
  • Triển khai đồng bộ các giải pháp về chống lãng phí

    (ANTV) - Bốn giải pháp trọng tâm về thực hiện công tác phòng, chống lãng phí đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết mới đây nhất. Thông qua đó, người đứng đầu Đảng ta cũng đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp chống lãng phí sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 34
  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo

    Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ, đảng viên là các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao.
    Ngày: 03-11-2024
    Lượt xem: 40
  • Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024

    (Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 (2).
    Ngày: 02-11-2024
    Lượt xem: 46

Lượt truy cập
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 23
Trong tuần: 322
Lượt truy cập: 475293

Loading...
Lên đầu trang